Thiếu kẽm

Sinh lý

Bón phân bón có chứa hàm lượng Kẽm như: Zn-EDTA-15, ZnSO4… bón trực tiếp vào đất. Sử dụng phân bón lá chứa Zn là biện pháp cung cấp nhanh và hiệu quả cho hiện tượng thiếu Kẽm.

Triệu chứng

Hiện tượng thiếu Sắt trên cây dưa xuất hiện chủ yếu trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ trên xuống). Thiếu Kẽm, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.

Dấu hiệu xuất hiện trên lá non ở đầu ngọn thân và cành. Kích thước lá nhỏ hơn kích bình thường, bị cong và biến dạng. Khi thiếu Kẽm, diệp lục trong lá bị mất một phần làm cho cho lá xuất hiện màu vàng sáng dọc gân chính hay trên toàn bộ lá.

Lá vàng gân xanh, phiến lá mất màu xanh, gân lá vẫn xanh, lá hẹp và nhỏ, đóng lá dày, các đốm chết khắp trên lá, kể cả gân lá, chóp lá và mép lá.

Cây bị thiếu Kẽm, cây dưa sẽ bị rối loạn và ức chế sinh trưởng, chồi và mầm sẽ chứa rất ít hàm lượng auxin, khiến cây dưa bị lùn và sinh trưởng kém, các chồi non chết khô, sau lan dần ra cả cây, cây dưa chậm ra hoa, thân, cành không phát triển, trái nhỏ không phát triển, chất lượng kém. Thiếu Kẽm có thể làm giảm năng suất tới 50%.

Cây dưa cần Kẽm để kích hoạt các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, đặc biệt là Auxin và Indole Acetic Acid (IAA). Kẽm cần thiết để kích hoạt các chất điều hòa sinh trưởng cây dưa.

Nguyên nhân

Sự thiếu Kẽm cũng thể hiện ở nhiều loại đất có hàm lượng hữu cơ cao, đặc biệt là các loại đất bón quá nhiều phân chuồng. Hiện tượng thiếu Kẽm xảy ra khi bón phân hữu cơ cũng như khi bón nhiều phân lân là do hoạt động của vi sinh vật. Trong các trường hợp có nhiều lân (P) và chất hữu cơ, vi sinh vật hoạt động mạnh và cố định Kẽm.

Đối với đất có pH > 6 mới có thể thiếu Kẽm, đặc biệt ở đất bón nhiều vôi. Bón vôi quá liều lượng có thể gây thiếu Kẽm. Những vùng đất đỏ bazan có pH cao, cũng dễ gây nên hiện tượng thiếu Kẽm.

Hiện tượng thiếu Kẽm thường xảy ra ở đất có hàm lượng P cao. Mối quan hệ giữa lân (P) và Kẽm (Zn) có thể xảy ra đối kháng. Khi ta bón lân quá nhiều cũng gây tình trạng thiếu Kẽm do cây hút Kẽm không được. Kẽm thường tập trung nhiều ở lớp đất mặt giàu mùn.

Phân Đạm (N) cũng tác động đến tình trạng hấp thụ Chelate vi lượng Kẽm trong cây trồng bởi nó hỗ trợ sự phát triển của cây trồng và thay đổi nồng độ pH của môi trường rễ cây.

Các loại phân đạm như Amoni sunphat cũng có tác động làm chua đất và vì vậy ở những cây trồng thích hợp sẽ giúp tăng lượng Kẽm mà cây dưa có thể hấp thụ được.

Biện pháp phòng ngừa

Nên sử dụng phân bón có chứa hàm lượng Kẽm như: Zn-EDTA-15, ZnSO4, là những phân bón chứa Kẽm được dùng phổ biến nhất. Sử dụng phân bón Zn bón trực tiếp qua gốc hoặc phun, lúc lá gần trưởng thành. Bà con có thể sử dụng thêm chất bám dính để phun kèm với Zn để hàm lượng Zn được hấp thụ tốt hơn trên lá.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội