Triệu chứng bệnh lùn xoắn lá lúa có gì đặc biệt?

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh lùn xoắn lá lúa để sớm có biện pháp xử lý, hạn chế virus gây bệnh lan rộng.

Triệu chứng bệnh lùn xoắn lá lúa

Cây bị lùn, màu lá xanh đậm. Rìa lá bị rách và gợn sóng, dọc theo gân lá có bướu. Chóp lá bị biến dạng, xoăn tít lại. Lúa không trổ được, bị nghẹn đòng, hạt lép.

Bệnh thường hay gặp ở các tỉnh miền Nam.

Triệu chứng bệnh lùn xoắn lá lúa1

Nguyên nhân gây bệnh lùn xoắn lá lúa

Bệnh lùn xoắn lá do virus có tên RRSV (Rice Ragged Stunt Virus) gây ra. Vật trung gian truyền bệnh lùn xoắn lá lúa là rầy nâu. Virus gây bệnh không truyền qua trứng rầy, đất, nước, không khí.

Cây lúa bị bệnh mang virus cho đến khi gặt, lúa chét cũng có thể nhiễm bệnh. Khi bị bệnh ở giai đọan lúa non, lúa sẽ không trổ bông, năng suất giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng.

Rầy nâu chích hút cây lúa bệnh sau 5 – 10 phút là mang mầm bệnh trong cơ thể và các triệu chứng bệnh phát triển trong 10 – 20 ngày sau là có thể lan truyền virus gây bệnh sang cây lúa khỏe khác.

Rầy nâu cánh dài mang virus phát tán đi rất xa nên phạm vi lây lan của bệnh rộng, rầy cánh ngắn mang virus lây lan bệnh trong phạm vi hẹp vì không thể di chuyển xa.

Triệu chứng bệnh lùn xoắn lá lúa2

Cách phòng ngừa bệnh lùn xoắn lá lúa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật:

  • Phải thông báo cho chính quyền và cơ quan chuyên môn tại địa phương để có hướng dẫn xử lý và ngăn chặn dịch hại kịp thời.
  • Vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày vùi gốc rạ để diệt lúa chét, lúa tái sinh, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, đốt dọn tàn dư thực vật từ cây ngô.
  • Ngừa rầy môi giới: Diệt rầy từ mạ, từ cây trồng vụ trước không cho lan sang vụ sau.
  • Dùng giống lúa kháng rầy.
  • Áp dụng các biện pháp canh tác đồng bộ để tạo cây lúa khỏe, nhất là giai đoạn trước trổ để gia tăng sức đề kháng của cây.

* Biện pháp hóa học:

Ở những địa bàn vụ trước lúa bị bệnh, xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học hoặc sinh học để tạo sức đề kháng của cây mạ đối với rầy, như 1 số thuốc:

  • Hoạt chất Thiamethoxam 262.5g/l + Difenoconazole 25g/l + Fludioxonil 25g/l: Cruiser Plus® 312.5FS.
  • Hoạt chất Imidacloprid (min 96%): Gaucho 70WS.

Điều trị bệnh lùn xoắn lá lúa an toàn

Sau khi thu hoạch lúa ở ruộng bị bệnh tiến hành ngay cày vùi ruộng đó để tiêu diệt triệt để mầm bệnh.

  • Nếu bị nhiễm nhẹ (rải rác, dưới 10% số khóm bị bệnh) thì phải nhổ bỏ cây bệnh và vùi sâu xuống ruộng, không để tràn lan trên bờ. Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, áp dụng các biện pháp thay nước ruộng, bón thêm vôi và phân lân kết hợp làm cỏ sục bùn, phun thuốc trừ rầy, sau đó khoảng 7 – 10 ngày bộ rễ lúa phát triển sẽ làm cho cây lúa hồi phục và cho năng suất bình thường.
  • Nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng (trên 10% số khóm bị bệnh) thì phải tiêu hủy ngay bằng cách cày, trục cả ruộng để diệt mầm bệnh; trước khi cày vùi phải phun thuốc trừ rầy để tránh phát tán bệnh sang ruộng khác.

Khi tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh cần lưu ý:

  • Trước khi tiêu hủy phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc tiếp xúc.
  • Tiêu hủy và tiến hành cấy, gieo thẳng lại nếu còn thời vụ, nếu hết thời vụ trồng cây khác (ngoại trừ ngô) thay lúa nếu điều kiện cho phép.
  • Tiêu hủy bằng cày vùi phải thực hiện ngay dù không cấy, gieo lại hoặc trồng cây khác.

Một số thuốc đặc trị bệnh lùn xoắn lá lúa đã được mobiAgri cập nhật tại mục Sâu bệnh hại cây Lúa. Mời bà con tải ứng dụng để xem chi tiết!

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!