Hiểu được nguyên nhân dẫn tới bệnh chết chòm trên mạ xuân để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả,
Vì sao mạ xuân bị chết chòm?
Sinh lý
Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng mạ xuân bị chết chòm và liệu có thể phòng ngừa bằng cách nào? Cùng mobiAgri tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
Nguyên nhân mạ xuân bị bệnh chết chòm
Cây mạ bị bệnh chủ yếu do tổ hợp một số loại nấm, vi khuẩn, đôi khi do ngộ độc hữu cơ trong bùn.
Do bùn gieo mạ được lấy ở nơi không sạch (ao tù, nơi nhiều nước thải, nước chua…) hoặc do mạ thừa nước, thừa dinh dưỡng (bón phân chưa hoai mục, bón đạm nhiều).
Triệu chứng của bệnh chết chòm trên mạ xuân
Trên ruộng mạ có từng chòm nhỏ bị vàng, rễ dần đen, có mùi, cây lùn, lụi và chết.
Biện pháp phòng ngừa bệnh chết chòm trên mạ xuân
- Không sử dụng bùn ở nơi tù đọng, bùn chua; tốt nhất là bùn ở sông, mương. Bùn phải lấy trước khi gieo ít nhất 4 – 5 ngày.
- Nền gieo mạ cao, bằng phẳng, dễ thoát nước, không đọng nước. Gieo mạ đúng theo qui trình hướng dẫn. Đảo bùn với lân suppe và Pennac P trước gieo.
- Khi bắt đầu có mạ chết chòm, mạ héo từng đám, rễ bị thối cần thay đổi môi trường bằng 1 trong các cách sau:
- Nếu mạ gần đủ tuổi cấy và nhiệt độ dưới 15°C tiến hành cấy ngay khi ruộng cấy đã được làm đất xong.
- Nếu mạ chưa thể cấy được, khẩn trương bừa ruộng, mang mạ gửi ra ruộng. Be bờ xung quanh luống mạ, đưa nước sạch vào ngâm qua 1 đêm hôm sau tháo hết đi, làm liên tiếp 2 – 3 lần sẽ hạn chế chết chòm.