tac-dung-cua-la-sa-ke-1

10 tác dụng diệu kỳ của lá sa kê

Chuyên gia của mobiAgri – TS Nguyễn Văn Biếu sẽ cùng các bạn tìm hiểu 10 tác dụng của lá sa kê đối với sức khỏe con người. Các bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên vì khả năng chữa bệnh diệu kỳ từ lá cây sa kê – một loài cây phổ biến tại Nam Bộ.

Cây sa kê là cây gì?

Cây sa kê (còn được gọi là cây Xa kê, cây bánh mì) có tên tiếng Anh là breadfruit, tên khoa học là Artocarpus incisa (Park) Forb., thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) có nguồn gốc ở Malaysia và các đảo khu vực Thái Bình Dương. Sa kê không quá kén đất và khí hậu nên ngày nay, sa kê được trồng nhiều ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh phía Nam.

Sa kê là loài cây gỗ lớn, cao trung bình từ 15-20m, là loài cây đơn tính cùng gốc, hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Quả sa kê là quả giả, phát triển lên từ bao hoa phình ra và trên mỗi quả tập trung từ 1.500-2.000 hoa. Sa kê vừa được coi là cây ăn quả (có sản lượng lớn) và cây lương thực, vừa là cây che bóng.

Lá sa kê có tác dụng gì?

tac-dung-cua-la-sa-ke-1

Lá sa kê thường được dùng làm thuốc trong Đông y vì những công dụng mà loại lá này mang lại cho sức khỏe chúng ta. Công dụng của lá sa kê rất đa dạng khi được sử dụng dưới dạng lá đã phơi khô rồi nấu làm nước uống, giống như uống trà.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền, lá sa kê có đến 10 công dụng to lớn cho sức khỏe như:

Lá sa kê giúp thanh lọc thận

Lá sa kê nấu nước uống giúp lợi tiểu, thanh lọc thận rất tốt. Người bị bệnh suy thận có thể uống nước lá sa kê giúp khôi phục chức năng thận hoạt động bình thường trở lại.

Giúp hạ mức cholesterol trong máu

Trà lá sa kê giúp lọc cholesterol có trong máu và đào thải qua đường tiểu tiện và đại tiện, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch hiệu quả.

Phòng bệnh tim mạch

Nước trà đun bằng lá sa kê sẽ giúp tăng cường thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể do nước trà giầu Kali và sẽ giúp ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Lá sa kê giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư

Các chất chống oxy hoá có trong trà sa kê sẽ giúp trung hòa các gốc tự do gây hại tồn tại trong cơ thể. Vì vậy, giúp ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh ung thư rất nguy hiểm.

Trà sa kê giúp giảm lượng axit uric

tac-dung-cua-la-sa-ke-4

Axit uric có thể bám vào xương và các khớp xương, tích tụ và làm giảm chức năng hoạt động của các khớp và là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Trà sa kê có tác dụng làm giảm dần lượng axit uric này, giúp kháng viêm và giúp giảm nguy cơ gây bệnh viêm khớp.

Phục hồi tình trạng gan

Khi kết hợp uống trà lá sa kê và kiêng rượu, bia, thuốc lá sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm gan và xơ gan cổ trướng rât nguy hiểm cho sức khỏe.

Trà sa kê có tác dụng chữa dị ứng

Do ảnh hưởng của cơ địa, một số người thường xuyên bị dị ứng (có thể do thời tiết, phấn hoa hay chất gây kích ứng nào đó). Uống trà sa kê hàng ngày sẽ có tác dụng giảm dị ứng.

Giúp làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thế

Lá sa kê sẽ giúp thải độc, khử độc hiệu quả nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao chứa trong lá sa kê, làm giảm gánh nặng thải độc, khử độc của lá lách và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Dùng nước nấu từ lá sa kê để súc miệng sẽ giúp giảm và hết đau răng

Với những người thường xuyên bị đau răng, có thể dùng nước lá sa kê để ngậm và súc miệng. Khả năng diệt khuẩn của lá sa kê  sẽ giúp phòng ngừa sâu răng, giảm sưng và đau răng.

Thúc đẩy nhanh lành vết thương và hạn chế nhiễm trùng

Nhờ đặc tính kháng viêm của các chất có trong lá sa kê, việc uống trà từ nước lá sa kê sẽ giúp vết thương nhanh lành, ngăn chặn sự nhiễm khuẩn hoặc gây phát ban làm đỏ da.

Cách nấu nước lá sa kê như thế nào?

tac-dung-cua-la-sa-ke-2

Với việc tìm hiểu công dụng của lá cây sa kê ở phần trên, chắc chắn các bạn đã có câu trả lời cho việc “uống nước lá sa kê có tốt không?”. Trong nhiều cách sử dụng lá sa kê, dưới đây chúng tôi cũng gửi đến bạn đọc hướng dẫn cách nấu nước lá sa kê để phát huy hiệu quả tốt nhất của loại lá diệu kỳ này.

  • Bước 1: Chọn lá sake, loại lá vàng vừa mới rụng. Ngâm và rửa sạch lá bằng nước pha một ít muối. Cắt bỏ phần cuống lá và gân chính lớn, phần còn lại được cắt thành mảnh nhỏ bằng nửa bàn tay và phơi khô.
  • Bước 2: Cho lá khô cùng đường phèn vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút, sau đó để nước nguội,vớt bỏ xác lá. Nước lá sa kê để nguội sẽ có màu vàng đậm.
  • Bước 3: Khi uống, nên vắt miếng chanh nhỏ để nước trong và màu vàng nhạt. Có thể cất trữ bình chứa lớn để bảo quản và dùng dần. Nếu để lâu, nên bảo quản dung dịch trong tủ lạnh và chỉ nên sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi nấu để nước phát huy hết tác dụng chữa bệnh.

Tác dụng phụ của lá sa kê

Mặc dù lá sa kê có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, những nhóm đối tượng dưới đây cần thận trọng khi sử dụng các sản phẩm từ sa kê, dù làm thực phẩm hay sử dụng như một vị trong bài thuốc nam mà nhiều người chưa biết.

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên dùng trà sa kê để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé vì chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho nhóm đối tượng này khi sử dụng trà từ lá sa kê.
  • Những người bị rối loạn đông máu, bị bệnh ưa chảy máu Hemophilia; có cơ địa dị ứng với chuối, quả sung thì không nên dùng sa kê vì có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu.
  • Những người có tiền sử áp huyết thấp cũng cần lưu ý khi dùng trà từ lá sa kê để tránh hiện tượng hạ huyết áp.

Những công dụng thú vị khác của cây sa kê

tac-dung-cua-la-sa-ke-3

Trong cả Tây y và Đông y, cây sa kê được xem là cây thuốc mà tất cả các bộ phận của cây, từ lá, vỏ, rễ và nhựa cây đều có tác dụng cụ thể như:

  • Lá sa kê có tác dụng kháng viêm, kháng sinh và được sử dụng để chữa tiêu viêm, trị mụn nhọt, khó tiểu, tiêu chảy, tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, bệnh gút, viêm gan vàng da, phù thũng…
  • Rễ cây sa kê có tác dụng sát khuẩn, trị ho, hen, đau răng, rối loạn dạ dày và một số bệnh trên da.
  • Vỏ cây sa kê được dùng để điều trị ghẻ lở.
  • Nhựa cây được sử dụng chữa tiêu chảy, bệnh lỵ, viêm da, bệnh chàm eczema và vẩy nến.
  • Quả sa kê có chứa lượng lớn các hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, các chất này có tác dụng kích thích sản sinh và phát triển các tế bào mới, đồng thời loại bỏ những tế bào da cũ bị tổn thương để giúp da đẹp hơn và bảo vệ da khỏi cháy nắng; dịch chiết từ quả của sa kê lúc còn tươi có tác dụng giảm viêm. Nước ép từ quả sa kê để uống có nhiều vitamin C, kích thích sản sinh collagen và làm tăng tính đàn hồi của da. Các chất dinh dưỡng có trong quả cũng giúp tóc khỏe mạnh, giảm gãy và rụng tóc. Các hoạt chất oxy dồi dào trong quả sa kê giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại. Quả sa kê cũng chứa nhiều kali, chất cần thiết cho tim mạch và giúp hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim. Quả cũng cung cấp nhiều chất xơ, giúp thải độc ở ruột và tốt cho nhu động ruột cũng như hệ tiêu hóa nên có thể chưa khỏi một số bệnh như viêm loét dạ dày, ợ chua, ợ nóng và ngăn chăn ung thư đại tràng.

Biên tập bởi mobiAgri

2.7/5 - (3 votes)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!