9-bi-mat-thu-vi-ve-lua-gao-4

9 điều thú vị về lúa gạo chắc chắn bạn chưa biết

Hàng ngày, ai trong chúng ta cũng chén 2-3 bữa cơm để sống nhưng rất ít người biết một số thông tin thú vị về cây lúa, hạt gạo dưới đây. Trong bài viết hôm nay, TS. Nguyễn Văn Biếu – Chuyên gia của mobiAgri sẽ “tiết lộ” cùng bạn đọc những điều thú vị về cây lúa mà không phải ai cũng biết dưới đây:

1. Quê hương của cây lúa, không như nhiều người lầm tưởng là ở Trung Quốc hay Ấn Độ. Có nhiều lý do mà đến nay, nhiều nhà khoa học cho rằng cây lúa có nguồn gốc khởi nguyên từ vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, nơi có khí hậu ẩm, nguồn nước dồi dào và là điều kiện lí tưởng cho phát triển nghề trồng lúa. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa sau đó mới được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc…

9-bi-mat-thu-vi-ve-lua-gao-1

Đến nay, thế giới có diện tích trồng lúa khoảng 147,5 triệu ha (Châu Á là một trung tâm sản xuất lúa gạo lớn nhất, chiếm 90% diện tích, sản xuất khoảng 92% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới). Ngày nay, Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất cảng gạo hàng đầu trong thị trường lúa gạo thế giới.

2. Trên thế giới, cứ hai người thì có một người ăn cơm. Hạt lúa giúp 3,5 tỉ người hiện nay có đủ năng lượng cơ bản để tồn tại và sinh sống. Châu Á sản xuất 95% và tiêu thụ 90% sản lượng lúa gạo toàn cầu (khoảng 700 triệu tấn lúa, tương đương 490 triệu tấn gạo).

3. Không một giống cây lương thực nào có tính đa dạng sinh học phong phú như cây lúa. Hiện nay, trên toàn thế giới, có tới trên 40.000 giống lúa khác nhau được gieo trồng. Hầu hết đều thuộc chi Oryza Sativa.

Từ mỗi hạt thóc giống, có thể tạo ra trung bình khoảng 3.000 hạt lúa, tỉ lệ cao nhất trong tất cả các loại ngũ cốc. Cao nhất, từ một hạt thóc có thể cho trên 200 – 250 bông lúa (mỗi bông lúa cho khoảng 200-300 hạt).

4. Lúa có số lượng Nhiễm sắc thể là 12×2 giống với cà chua, ốc sên; muỗi vằn 3×2; ngô 10×2; lúa mì, yến mạch 12×6, sắn 18×2; cà phê, thuốc lá, khoai tây 12×4; người 23×2…

Theo tạp chí Nature, các nhà khoa học thông báo đã giải mã thành công bộ gen của cây lúa ước tính có tới 37.544 gen so với 20.000-25.000 gen ở cơ thể con người.

Thứ nhất, số lượng gene trong lúa còn nhiều hơn cả trong con người. Theo một số nghiên cứu đã công bố, giống lúa indica có khoảng 30.000 đến 56.000 genes. Còn nhóm lúa japonica (còn có tên là sinica) có khoảng 32.000 đến 50.000 genes. Điều này thực sự gây kinh ngạc và không thể lý giải nổi, bởi từ lâu, người ta vẫn nghĩ gene của con người phức tạp hơn thực vật, nhiều người đoán số lượng genes trong con người phải cao hơn số lượng gene trong thực vật. Tuy nhiên, qua công trình nghiên cứu về gene người (Human Genome Project – HGP) mới được công bố thì con người chỉ có khoảng 30.000 đến 39.000 genes, hay có ước đoán mới đây là 34.000 đến 35.000 genes. Liệu như vậy, có thể nói rằng con người có cấu trúc di truyền đơn giản hơn cây lúa!? Thực ra, tính trung bình, mỗi gene trong cây lúa có khoảng 4.500 mẫu tự DNA, trong khi mỗi gene của con người dài hơn đến 7 lần (tức khoảng 30.000 mẫu tự).

Dù được trồng trên diện tích lớn, lại trồng quanh năm, trồng trên nhiều điều kiện sinh thái khác nhau, luôn chịu áp lực mạnh từ môi trường, sự cạnh tranh sinh tồn của các loài khác, lại là cây chủ yếu tự thụ phấn và rất ít lai chéo nhưng tính ổn định gene của loài lúa thực sự khó có thể giải thích, khác xa các loài khác và hầu như không thoái hóa, suy biến…

5. Hiện nay, nghề trồng lúa cũng đã được áp dụng nhiều kỹ thuật mới như trồng lúa thủy canh, trồng vườn treo thẳng đứng, trồng dưới ánh sáng nhân tạo… Cây mạ cũng được nhiều nhà hàng, khách sạn sử dụng làm cảnh để trang trí giúp không gian tươi mát hơn.

9-bi-mat-thu-vi-ve-lua-gao-3

6. Ngay trồng lúa trên cánh đồng, dựa vào sự đa dạng về màu sắc lá, người ta có thể tạo những bức tranh khổng lồ trên ruộng trồng lúa. Một số nghệ sỹ cũng đã tạo tranh nghệ thuật bằng cách sắp xếp các hạt gạo có màu khác nhau…

7. Gạo là nguồn năng lượng tuyệt vời. Gạo rất giàu carbonhydrates rất cần thiết cho hoạt động của não bộ và không thể thiếu trong mọi hoạt động thể chất. Trong tất cả các loại ngũ cốc, gạo chứa hàm lượng proteins cao nhất và tốt nhất. Gạo cũng chứa rất ít chất béo và không có cholesterol.

8. Từ gạo, người ta còn làm ra rượu, nấu bia, dấm, sữa, kem, bột gạo, bánh tráng, bánh biscuit, bánh gạo, mì risotto… Dầu gạo rất giàu dinh dưỡng mà ít ai biết, còn gạo nâu (gạo lứt) thì có nhiều loại vitamin thiết yếu cần cho sự sống. Mầm gạo cũng có nhiều enzim quý và được dùng làm thực phẩm cho người gia, trẻ em, phụ nữ sau sinh… Các sản phẩm phụ thải ra sau khi thu thóc như rơm rạ có thể sử dụng để làm giấy, nuôi trồng nấm thực phẩm, nấm dược liệu. Từ vỏ trấu, có thể sản xuất silic ứng dụng cho công nghệ bán dẫn và vi mạch. Cám gạo thải ra cũng được dùng làm mặt nạ làm đẹp, làm thực phẩm dinh dưỡng cao…

9-bi-mat-thu-vi-ve-lua-gao-2

9. Hợp chất Momilactone A & B có trong gạo và cám đắt hơn vàng 30 ngàn lần có khả năng chống oxi hóa, ức chế sinh khuẩn và chống khuẩn, đóng vai trò quan trọng trong điều khiển khả năng chịu mặn và chịu hạn.

Khó có thể kể hết những điều lý thú về gạo để giúp người đọc thêm yêu thương cây lúa, quý trọng hạt gạo nhưng có lẽ vài điều kể trên sẽ góp một chút vào hiểu biết chung.

TS. Nguyễn Văn Biếu

Biên tập bởi mobiAgri

5/5 - (1 vote)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!