Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu nở rộ quanh năm

Bạn muốn biến ban công hay sân thượng của mình thành một góc nhỏ tràn ngập sắc hoa? Hãy thử trồng hoa hồng trong chậu! Với bí quyết cách chăm sóc hoa hồng trong chậu được chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ dễ dàng sở hữu những bông hoa hồng rực rỡ, mang đến vẻ đẹp cho không gian sống của bạn.

Chọn giống hoa hồng

Đầu tiên, việc chọn giống hoa hồng phù hợp là yếu tố quan trọng để đảm bảo cây phát triển tốt trong chậu. Có nhiều giống hoa hồng có thể trồng trong chậu như: hoa hồng leo, hoa hồng bụi, và hoa hồng mini…

Chuẩn bị chậu trồng

Chọn chậu có kích thước phù hợp với kích thước cây, để rễ cây có không gian phát triển. Bạn nên chọn chậu có đường kính tối thiểu 40-50 cm và chiều sâu khoảng 30-40 cm.

Lưu ý: Chậu cần có lỗ thoát nước để tránh tình trạng ngập úng.

Giá thể trồng

Sử dụng hỗn hợp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.

Bạn có thể tự trộn đất như sau: đất thịt, tro trấu, xơ dừa, phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 2:1:1:1.

Trồng hoa hồng

Khi trồng cây hoa hồng, bạn cần lưu ý không trồng cây quá sâu hoặc quá cạn. Rễ cây nên được đặt cách mặt đất khoảng 2-3 cm. Sau khi trồng, nén nhẹ đất quanh gốc và tưới nước đủ ẩm.

Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu từ A đến Z

Tưới nước

Hoa hồng trong chậu cần được tưới nước đều đặn nhưng không nên tưới quá nhiều. Bạn nên tưới nước khi thấy mặt đất trong chậu khô ráo, thường là khoảng 2-3 ngày một lần. Nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh cây bị sốc nhiệt.

Bón phân

Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất và cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho cây. Bạn nên bón phân hữu cơ như: phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế 1 tháng/ lần.

Phân bón hóa học

Phân bón hóa học cũng cần thiết để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho hoa hồng. Bạn có thể sử dụng phân NPK, bón phân 1 tháng/lần nhưng nhớ tuân thủ đúng liều lượng trên bao bì để tránh làm cây bị cháy rễ.

Cắt tỉa

Việc cắt tỉa giúp cây hoa hồng phát triển mạnh mẽ và cho nhiều hoa hơn. Bạn nên cắt tỉa những già, mọc chen chúc, cành khô héo và những bông hoa tàn. Thời điểm cắt tỉa tốt nhất là vào đầu xuân và sau mỗi đợt hoa nở.

Phòng trừ sâu bệnh

Hoa hồng dễ bị các loại sâu bệnh tấn công như rệp, nhện đỏ, và nấm. Để phòng trừ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học hoặc tự chế từ tỏi, ớt. Ngoài ra, việc giữ cho khu vực trồng luôn sạch sẽ và thoáng mát cũng giúp hạn chế sâu bệnh.

Thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh.

Bảo vệ hoa hồng trong mùa đông

Di chuyển chậu

Vào mùa đông, nhiệt độ thấp có thể làm cây hoa hồng bị chết. Bạn nên di chuyển chậu vào nơi có ánh sáng và ấm áp, như trong nhà kính hoặc gần cửa sổ.

Che phủ gốc

Che phủ gốc cây bằng rơm rạ, lá khô hoặc vải không dệt để giữ ấm cho rễ cây. Điều này giúp cây không bị tổn thương do lạnh.

Ánh sáng

Hoa hồng cần ánh sáng mặt trời để phát triển và ra hoa. Bạn nên đặt chậu ở nơi có ít nhất 6 giờ ánh sáng trực tiếp mỗi ngày.

Hy vọng những thông chia sẻ trên, sẽ giúp bạn sở hữu những chậu hoa hồng rực rỡ. Chăm sóc hoa hồng trong chậu không khó, chỉ cần bạn kiên trì và thực hiện đúng kỹ thuật là có ngay chậu hoa nở rộ quanh năm, tô điểm cho ngôi nhà của bạn. Chúc bạn thành công!

Biên tập bởi mobiAgri

2.3/5 - (3 votes)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!