benh-hai-than-canh-cay-rieng-5

2 bệnh hại thân cành sầu riêng cực nguy hiểm

Cây sầu riêng (Durio zibethinus L.)  là một trong những cây trồng quan trọng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân ở các tỉnh phía Nam. Trong những năm gần đây một số bệnh hại thân cành sầu riêng như bệnh nấm hồng, bệnh nứt thân xì mủ đã gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn, khiến bà con trồng sầu riêng rất băn khoăn về cách phòng ngừa và điều trị.

Tại chuyên mục Cộng đồng của ứng dụng mobiAgri, chúng tôi cũng đã nhận được nhiều câu hỏi, thắc mắc của bà con về vấn đề này. Chuyên gia tư vấn của mobiAgri – TS. Nguyễn Văn Biếu sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin quan trọng về cách nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh nấm hồng và bệnh nứt thân xì mủ hại cây sầu riêng.

benh-hai-than-canh-cay-rieng

Nhiều khách hàng đã đặt câu hỏi thắc mắc về cây sầu riêng và được Chuyên gia của mobiAgri hỗ trợ tư vấn

1. Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

Nguyên nhân gây bệnh nấm hồng hại sầu riêng

Bệnh nấm hồng gây hại khá phổ biến trên cây sầu riêng ở nước ta. Bệnh do nấm Erythricium salmonicolor gây ra.

Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

benh-hai-than-canh-cay-rieng-4

Biểu hiện sầu riêng bị nấm hồng

Bệnh thường xuất hiện và gây hại trước hết trên các cành nhỏ mọc ngang gần nơi phân cành.

Khi nấm mới xâm nhập, ban đầu, những sợi nấm màu trắng phát triển trên vỏ cây, sau đó sẽ hình thành lớp nấm màu phấn hồng. Bên dưới lớp phấn phủ, lớp nhu mô vỏ cây sẽ bị hại, chuyển màu thâm, thậm chí bị thối ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nước, chất dinh dưỡng từ rễ lên và từ lá xuống và dẫn đến cành khô và chết.

Cách phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

Phòng bệnh:

  • Ngay từ lúc trồng, không được trồng cây quá dày để tạo thông thoáng trong vườn.
  • Thường xuyên tỉa cành, tạo tán nhằm tăng độ thông thoáng tầng tán và trong vườn cây.
  • Sử dụng phân bón hữu cơ, phân tổng hợp đủ cả đa, trung và vi lượng giúp cây phát triển khỏe mạnh và tăng sức chống bệnh.
  •  Ưu tiên sử dụng chế phẩm vi sinh có nấm, vi khuẩn đối kháng Chaetomium, Tricoderma, EM… để hạn chế nấm hồng phát triển.
  • Tuân thủ giải pháp Quản lý dịch hại tổng hợp như thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời các sinh trưởng bất thường và xử lý sớm, kịp thời, tránh để lây lan rộng.

Trừ bệnh:

  • Khi phát hiện nấm hồng xuất hiện và gây hại, sủ dụng hóa chất có đồng, đồng nano bạc, quét nước vôi… để hạn chế và trừ nấm gây bệnh ..

2. Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Nguyên nhân gây bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Bệnh nứt thân xì mủ  hay có nơi gọi là thối gốc chảy nhựa trên cây sầu riêng do một loài nấm đất có tên khoa học là Phytopthora palmivora gây ra.

benh-hai-than-canh-sau-rieng-2

Biểu hiện sầu riêng bị nứt thân xì mủ

Biểu hiện nhận biết bệnh nứt thân xì mủ ở cây sầu riêng

Khi bị nấm xâm nhiễm gây hại, trên thân và cành xuất hiện các vết nứt và từ vết nứt có nhựa chảy ra, vết bệnh nhìn ướt và nhựa có màu nâu. Phần nhu mô bên dưới vùng bị hại chuyển màu hồng nhạt xen lẫn tím. Theo thời gian, nấm gây bệnh lan dần vào bó mạch và có thể thấy vùng thân gỗ phía dưới bị chuyển màu nâu sẫm dưới   lớp vỏ cạo.

Khi bị nấm xâm nhiễm và gây hại, cây không thể phát triển vì lớp vỏ cây bị hư nên không thể đưa nước và dinh dưỡng nuôi cây. Cây bị hại còi cọc, kém phát triển, sức đề kháng yếu và rất dễ mắc các bệnh cơ hội khác. Khi nấm hại quá nặng, cây có thể bị chết.

Cách phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ hại sầu riêng

Phòng bệnh nứt thân xì mủ trên vườn sầu riêng:

  • Không được trồng cây quá dày để tạo thông thoáng trong vườn. Định kỳ cắt tỉa để tạo tán thông thoáng, tránh độ ẩm cao vùng tiểu khí hậu tán lá.
  • Chú ý cải tạo nền đất trồng để đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, sạch nấm bệnh, pH ổn định và phù hợp với nhu cầu của cây là 5,5 – 6,5 pH. Đây là khoảng pH thích hợp nhất giúp sầu riêng hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng và giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.
  • Thường xuyên sủa chữa hệ thống tưới tiêu giúp vườn thoát nước tốt và tránh ngập úng khi có mưa.
  • Chú ý giải pháp “Sức khỏe trên hết – One Health” cho cả cây, đất, môi trường và con người. Chú ý bảo đảm tưới đủ ẩm, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân đối NPK và trung vi lượng và ưu tiên sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm vi sinh có nấm, vi khuẩn đối kháng chaetomium, Tricoderma,bón  EM cho cây và hạn chế tối đa sủ dụng phân bón hóa học.

Cách điều trị bệnh nứt thân xì mủ hại sầu riêng:

  • Dùng dụng cụ cạo, thu gom ngay và tiêu hủy nguồn bệnh, lau khô lớp vỏ cây bị bệnh.
  • Về thuốc trị nấm trên cây sầu riêng, khi nấm gây bệnh có xu hướng phát triển mạnh, cần sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng hoặc hóa chất có hoạt chất Methalaxyl để quét trực tiếp lên vết bệnh 2 – 3 lần/ngày theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho đến khi vết bệnh khô thì dừng.

Để bảo vệ cây sầu riêng khỏi hai bệnh trên, việc duy trì môi trường trồng lành mạnh, canh tác chăm sóc kỹ lưỡng là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, khi cây nhiễm bệnh bà con nên sử dụng phương pháp điều trị sinh học và bền vững, giảm thiểu việc sử dụng hóa chất để bảo vệ môi trường và vườn cây.

Biên tập bởi mobiAgri

1/5 - (3 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!