xu-huong-nong-nghiẹp2

Các xu hướng chiến lược trong phát triển nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây

Nông nghiệp là ngành đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế của Việt Nam. Ngành nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho hơn 100 triệu dân, cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, cung cấp nguồn dược liệu cho ngành y tế… mà còn đóng góp quan trọng vào xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và những nguy cơ do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội mới trong hội nhập với những trào lưu chung của thế giới.

Những năm gần đây, các xu hướng chiến lược phát triển nông nghiệp như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thuận thiên và nông nghiệp 4.0… đã trở thành những hướng đi chủ đạo, giúp định hình lại ngành nông nghiệp trên toàn thế giới, nhất là ở các quốc gia phát triển, có tiềm lực khoa học cao theo hướng bền vững và hiện đại hóa.

Để hiểu rõ hơn các xu hướng này, nhất là 3 xu hướng chiến lược mới nhất gần đây, TS. Nguyễn Văn Biếu sẽ làm rõ những ưu điểm, thách thức và tiềm năng phát triển, cũng như đưa ra khuyến nghị cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Tại Việt Nam, nhiều chiến lược phát triển nông nghiệp đã được đề cập gần đây như Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp tuần hoàn, Nông nghiệp số… và nhiều mô hình mang tính chiến thuật như Quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management), Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp IPHM (Integrated Plant Health Management), Sức khỏe trên hết –  One health… và để cụ thể hơn, một số phong trào được nhà nước vận động như 1 phải 5 giảm, Bờ lúa bờ hoa…

Do khuôn khổ bài viết, chỉ xin được đề cập đến một số xu hướng chính gần đây:

Nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ là một xu hướng phát triển bền vững, tập trung vào việc sản xuất thực phẩm mà không sử dụng hóa chất tổng hợp, thuốc trừ sâu, hay phân bón hóa học… Chiến lược này dựa trên nguyên lý tôn trọng và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (bao gồm tất cả các nhân tố trong hệ sinh thái: đất, nước, môi trường, hệ vi sinh vật, bảo vệ sức khỏe con người (cả người sản xuất và người tiêu dùng). và môi trường.

Nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhất là từ sau khi ra đời Hiệp hội hữu cơ.

xu-huong-nong-nghiẹp4

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích đất canh tác hữu cơ đã tăng lên đáng kể, với sự tham gia của nhiều địa phương và doanh nghiệp. Các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam như gạo, rau, trái cây, trà, thanh long, sầu riêng… đã từng bước chinh phục được thị trường quốc tế nhờ chất lượng cao và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, để nông nghiệp hữu cơ thực sự phát triển, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức như sự đồng thuận và hiểu biết của người sản xuất (nông dân), chi phí sản xuất cao, khó khăn trong việc chuyển đổi hình thức sở hữu và tập trung đất đai, đáp ứng nhu cầu về quy chuẩn nghiêm ngặt trong nông nghiệp hữu cơ.

Ưu điểm:

+ Cải thiện độ phì nhiêu của đất

+ Bảo vệ đa dạng sinh học và sự sống của tất cả các loài trong hệ sinh thái, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường.

+ Đáp ứng được xu hướng tiêu dùng xanh và sạch ngày càng gia tăng trên thế giới tạo ra cơ hội lớn cho các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam.

Thách thức:

+ Cần chú trọng khắc phục ngay khi chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang canh tác hữu cơ. Chúng ta cũng cần thời gian và nguồn lực tri thức, tài chính…

+ Nhiều nông dân vẫn e ngại việc từ bỏ các phương pháp canh tác cũ do thiếu kiến thức, nguồn lực tài chính và kinh nghiệm.

+ Thị trường tiêu thụ trong nước cho sản phẩm hữu cơ còn hạn chế và chưa ổn định, dẫn đến phát triển nông nghiệp hữu cơ còn phụ thuộc vào xuất khẩu.

Nông nghiệp thuận thiên

Nông nghiệp thuận thiên là một xu hướng mới nổi, hướng đến việc thích nghi và chung sống với thiên nhiên, thay vì cố gắng thay đổi hoặc chống lại các điều kiện tự nhiên.

Phương pháp này được coi là rất phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Ở Việt Nam, nông nghiệp thuận thiên đã được triển khai ở một số khu vực chịu ảnh hưởng mạnh bởi biến đổi khí hậu, như vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Các mô hình canh tác dựa trên việc hiểu và tôn trọng các quy luật tự nhiên, chẳng hạn như hệ thống luân canh lúa-tôm, đã giúp nông dân vừa duy trì sinh kế, vừa bảo vệ hệ sinh thái địa phương. Nông nghiệp thuận thiên còn được kết hợp với các biện pháp bảo tồn đất, nước, và đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động xấu lên môi trường.

Lợi ích:

+ Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm rủi ro do thiên tai, và cải thiện chất lượng sản phẩm nông sản.

+ Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, từ đó giảm chi phí sản xuất cho nông dân.

xu-huong-nong-nghiẹp5

Thách thức:

+ Đòi hỏi sự thay đổi lớn trong tư duy và tập quán canh tác của nông dân, cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ và các tổ chức quốc tế.

+ Nhiều địa phương chưa có điều kiện triển khai rộng rãi do thiếu hạ tầng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan.

Nông nghiệp 4.0

Nông nghiệp 4.0 là một xu hướng đang phát triển nhanh chóng, với việc áp dụng công nghệ cao như IoT (Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ tự động hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc triển khai nông nghiệp 4.0, từ việc sử dụng cảm biến để giám sát đất đai và môi trường, đến việc sử dụng máy bay không người lái (drone) để phun thuốc và bón phân chính xác.

Lợi ích:

+ Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm lãng phí tài nguyên, và tăng năng suất lao động. Các công nghệ mới này cho phép nông dân theo dõi và điều chỉnh các yếu tố sản xuất trong thời gian thực, từ đó nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.

+ Việc sử dụng dữ liệu lớn giúp dự đoán chính xác các biến động thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân trong việc đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả.

Khó khăn:

+ Chi phí đầu tư cao và khả năng tiếp cận công nghệ của nông dân. Đa số nông dân ở Việt Nam vẫn canh tác theo phương pháp truyền thống và thiếu kiến thức về công nghệ.

+ Cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, cũng như các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực công nghệ cho nông dân.

So sánh và tổng hợp các xu hướng chiến lược

Ba xu hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thuận thiên và nông nghiệp 4.0 đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, nhưng chúng không loại trừ nhau.

Thực tế, các phương pháp này có thể được kết hợp để tạo ra một mô hình nông nghiệp bền vững, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Ví dụ, việc áp dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp hữu cơ có thể giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tương tự, các nguyên lý của nông nghiệp thuận thiên có thể được tích hợp vào mô hình nông nghiệp hữu cơ để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Khuyến nghị và giải pháp phát triển

Chính sách và hỗ trợ của chính phủ

Chính phủ cần tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các xu hướng chiến lược này. Việc ban hành các chính sách hỗ trợ về tài chính, thuế và tín dụng cho nông dân và doanh nghiệp là rất cần thiết. Đồng thời, cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), tạo điều kiện cho các Viện nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ hợp tác chặt chẽ.

Đào tạo và nâng cao nhận thức

Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nông dân về lợi ích và cách thức triển khai nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thuận thiên, và nông nghiệp 4.0 là một giải pháp quan trọng. Các chương trình giáo dục và hội thảo cần được tổ chức thường xuyên, với sự tham gia của chuyên gia trong ngành để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.

Phát triển hạ tầng công nghệ

Để nông nghiệp 4.0 thực sự phát triển, cần xây dựng hạ tầng công nghệ hiện đại, từ các trung tâm dữ liệu đến mạng lưới cảm biến. Việc xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, nơi nông dân có thể thử nghiệm và ứng dụng công nghệ mới, cũng là một hướng đi đầy tiềm năng.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp có thể mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, đặc biệt là trong việc học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ. Chính phủ và doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến để tận dụng nguồn lực và công nghệ từ bên ngoài.

Phát triển nông nghiệp bền vững không chỉ là một yêu cầu cấp thiết mà còn là một xu hướng tất yếu để Việt Nam duy trì và phát triển vị thế của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thuận thiên và nông nghiệp 4.0 đều mở ra những cơ hội mới, đồng thời đặt ra những thách thức lớn. Để tận dụng được những xu hướng này, cần có sự nỗ lực đồng bộ từ chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng nông dân. Bằng cách áp dụng các giải pháp toàn diện và phù hợp, Việt Nam có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

TS. Nguyễn Văn Biếu

5/5 - (1 vote)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!