Cây cần thăng là loại cây xanh có thân vỏ xù xì, trông khô cằn những có sức sống tốt. Cây cần thăng thường được trồng để làm cảnh, bởi cây khá dễ tạo dáng, kiểu bonsai đẹp. Ngoài ra các bộ phận của cây cần thăng còn có công dụng chữa bệnh hữu hiệu. Nếu nhà bạn đang có cây cần thăng thì bạn đã biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật chưa? Để giúp cây luôn xanh tốt, dáng đẹp không phải ai cũng biết hãy cùng mobiAgri đi tìm hiểu vấn đề này nhé!
Nội dung bài viết
Tìm hiểu thông tin về cây cần thăng
Cây cần thăng, được biết đến với tên khoa học Feoniella Lucida, là một loại cây phổ biến ở nhiều nước Châu Á như Lào, Campuchia, Việt Nam và Ấn Độ. Cây có thân gỗ và vỏ màu xám trắng, gốc cây, cành thân có thể hình thành các cục u bướu xù xì lạ mắt. Chiều cao tự nhiên của cây thường dao động từ 2 đến 2,5 mét. Loại cây này cũng có khả năng chịu nhiệt độ cao tương đối tốt.
Mặc dù vẻ bề ngoài của thân cây có vẻ xù xì và khô cứng, nhưng thực tế thân cây lại rất dẻo dai, có sức sống tốt. Điều này làm cho cây cần thăng trở thành một lựa chọn phổ biến để tạo thành cây bonsai đẹp mắt. Cây có lá nhỏ tròn, mọc dài theo từng nhánh và có nhiều gai dài khoảng 1 cm mọc ngang. Cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt ngay cả khi được trồng trong nhà trong suốt nửa tháng.
Hoa của loại cây này có màu trắng kem hoặc xanh lục, hồng tía. Loại hoa này thường mọc thành từng chùm phân bố ở kẽ lá, thường ngắn hơn lá. Thời gian ra hoa thường là vào tháng 2 hoặc 3. Quả của cây có hình cầu, có vỏ mọng và dày, màu trắng hơi xám và có lớp lông. Quả thường chín vào tháng 10 hoặc 11.
Cây cần thăng có lá được sử dụng để nấu nước giúp cải thiện tiêu hóa. Lá tươi cũng có thể được dùng để làm thuốc trị mắt đỏ bằng cách giã nhẹ và đắp lên mắt để làm mát và làm dịu mắt. Vỏ cây và quả có thể được giã nhẹ hoặc kết hợp với vỏ cây lộc vừng để tạo thành thuốc trị côn trùng cắn. Nó cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của vết cắn từ côn trùng hoặc một số loài bò sát độc. Hỗn hợp này cũng được sử dụng để điều trị rối loạn gan. Gai và phần vỏ mềm cũng có thể được sử dụng làm thuốc để cầm máu hiệu quả.
Cách chăm sóc cây cần thăng đơn giản
Đất trồng
Cây cần thăng không quá kén đất trồng, tuy nhiên khi trồng cây non nên chọn đất tơi xốp để rễ không thoosiusng. Đối với những cây trưởng thành nên xới đất quanh gốc 6 tháng/lần. Mục đích để giúp cây tăng cường trao đổi cho đất.
Tưới nước
Loại cây này không quá ưa nước, vì vậy bạn cần để ý chế độ nước tưới cho cây. Tưới nước định kỳ 1-2 lần/tuần, lượng nước từ 1500-200ml mỗi lần tưới. Tùy từng vị trí đặt cây trồng mà lượng nước tưới thay đổi. Nếu để trong môi trường máy lạnh nên giảm lượng nước tưới. Lưu ý lượng nước tưới quá ít sẽ khiến cây bị rụng lá.
Ánh sáng
Cây cần thăng thích ưa ánh sáng mức trung bình. Khi đặt cây, cần lưu ý vị trí mà ánh nắng chiếu vào. Để đảm bảo lá cây có quá trình quang hợp và tổng hợp diệp lục đủ, cây cần nhận ánh sáng sớm từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu ánh sáng quá mạnh, có thể gây cháy lá cây.
Nhiệt độ
Cây cần thăng phát triển tốt trong môi trường nhiệt độ khoảng từ 18 đến 26 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn, nên tìm một vị trí phù hợp hoặc thực hiện biện pháp bảo vệ để bảo vệ cây.
Cắt tỉa
Cây cần thăng có thể được tạo dáng bằng cách sử dụng dây thép mềm hoặc điều chỉnh hướng mọc của các cành để hướng về phía mặt trời, tùy theo sở thích của người trồng. Nhìn chung, cần thường xuyên cắt tỉa các lá úa để cây trông xanh tươi và khỏe mạnh.
Phân bón
Nếu trồng cây cần thăng trong chậu thì cần bón phân NPK định kỳ 1 tháng/lần. Do nguồn đất trong chậu dễ bị mất chất, nghèo nàn về dinh dưỡng qua thời gian. Trồng cây cần thăng ở ngoài đất vườn thì có thể giảm lượng phân bón, cùng số lần tưới.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây cần thăng
Cây cần thăng thường khá khỏe mạnh và ít gặp vấn đề bệnh tật nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một số sâu bệnh cơ bản trên cây cần thăng bao gồm sâu vẽ bùa và sâu keo màu đen hoặc ngà.
Cách nhận biết: Sâu thường ăn lá cây và gây ra các vết vẽ màu trắng vặn xoắn trên lá.
Cách trị sâu keo và sâu vẽ bùa:
- Với mật độ thấp: Có thể tiến hành bắt thủ công bằng cách sử dụng tay để loại bỏ chúng.
- Nếu tình trạng nặng: Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học như Trigard 100SL hoặc Vertimect 1.8 EC (tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm).
Cách phòng ngừa sâu keo và sâu vẽ bùa: Trộn Hợp Trí SuperHumic và Micromate (10kg + 20kg) trên mỗi hecta đất và áp dụng cùng với phân NPK. Điều này sẽ giúp cây phục hồi nhanh chóng, phát triển mạnh mẽ và tăng cường sức đề kháng, từ đó hạn chế được sự tác động của sâu gây hại.
MobiAgri đã cùng bạn đi tìm hiểu thông tin và cách chăm sóc cây cần thăng đúng kỹ thuật, khi áp dụng những kiến thức này sẽ giúp cây luôn xanh tốt quanh năm.