Cách chăm sóc cây nha đam phát triển xanh tốt

Cây nha đam là loại cây dễ trồng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, để cây nha đam phát triển xanh tốt và lá dày, bạn cần biết cách chăm sóc đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây mobiAgri sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc nha đam phát triển tốt, bạn không nên bỏ qua bài viết nhé.

Cây nha đam có đặc điểm gì?

Nha đam hay còn gọi là lô hội, là loại cây thuộc họ xương rồng có nguồn gốc từ Bắc Phi. Nha đam ưa sống trong điều kiện nắng nóng và khô hạn, vì vậy không cần phải chăm sóc kỹ càng. Thân cây nhỏ, lá dày bẹt, không có cuống, mọc vòng tròn và tạo thành từng lớp chồng lên nhau từ gốc. Lá nha đam mọng nước, bên trong có chất nhầy nhầy, mép lá có răng cưa nhọn (gai nhọn), dài khoảng 20 – 60cm.

 

Hướng dẫn trồng nha đam tại nhà đơn giản

Chọn đất

Nha đam thích hợp với đất thoát nước tốt. Hỗn hợp đất cát, đất vườn và phân hữu cơ là lựa chọn lý tưởng. Đất cần phải thông thoáng để tránh tình trạng úng nước gây thối rễ.

Chọn giống

 Hiện nay trên thị trường có 2 loại giống nha đam đó là: nha đam Mỹ và nha đam Việt Nam.

Với loại nha đam Mỹ lá dài, nhiều gai và bẹ to, dày hơn có phấn trắng. Loại này thường được trồng số lượng lớn để bán.

Nha đam Việt Nam thường lá sẽ nhỏ hơn, ít gai và bẹ mỏng hơn, không có phấn trắng ở phía sau.

Mẹo trồng nha đam đơn giản phát triển tốt

Bước 1: Đặt lá nha đam trên mặt đất, dùng tay lấp đất để che khoảng ½ lá.

Bước 2: Tiếp theo đặt chậu cây ở nơi có nhiều ánh nắng, sau đó tưới nước cho cây đủ độ ẩm.

Bước 3: Khoảng 3-4 ngày cây sẽ phục hồi và phát triển lên cây con.

Lưu ý: Cây nha đam con sau khi tách ra khỏi vườn ươm, bạn có thể để chỗ râm mát khoảng 2-3 ngày sau đó mới đem đi trồng thì cây sẽ khỏe và nảy mầm nhanh hơn.

Cách chăm sóc nha đam trồng trong chậu

Ánh sáng

Nha đam cần ánh sáng mặt trời để phát triển. Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng gián tiếp hoặc dưới ánh sáng mặt trời buổi sáng và chiều muộn. Tránh để cây dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu, nhất là vào buổi trưa nắng gắt.

Tưới nước cho nha đam

Cây nha đam không cần nhiều nước, vì vậy bạn nên tưới nước khi đất bề mặt đã khô hoàn toàn. Tưới quá nhiều sẽ làm rễ cây bị úng và thối.

Tưới nước đều quanh gốc cây, tránh để nước đọng lại trên lá. Mùa hè, tưới khoảng 2 lần/tuần nên tưới vào buổi sáng và buổi tối; mùa đông giảm xuống còn 3 lần/tháng.

Bón phân cho cây nha đam

Nha đam không đòi hỏi nhiều phân bón. Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân bón tan chậm dạng viên.

Bón phân 1 tháng/lần vào mùa xuân và hè. Bạn nên tránh bón phân vào mùa đông khi cây đang trong giai đoạn nghỉ.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây nha đam

Nha đam ít bị sâu bệnh hại, nhưng cũng có thể gặp một số vấn đề như:

Rệp vừng: Có thể sử dụng dung dịch nước pha xà phòng hoặc thuốc trừ sâu sinh học để diệt trừ.

Nấm bệnh: Do úng nước. Cần điều chỉnh lượng nước tưới và đảm bảo đất thoát nước tốt.

Cắt tỉa nha đam nhanh tốt

Loại bỏ những lá già, úa vàng hoặc bị sâu bệnh để cây tập trung dinh dưỡng nuôi dưỡng những lá mới.

Thay đất: Thay đất cho cây 1-2 năm/lần để cung cấp thêm dinh dưỡng và đảm bảo độ thông thoáng cho đất.

Thường xuyên làm cỏ và xới đất cho cây để tạo độ tơi xốp, cây hết hấp thụ chất dinh dưỡng.

Thu hoạch nha đam

Khi cây nha đam đã trưởng thành, bạn có thể thu hoạch gel nha đam để sử dụng. Cách thu hoạch:

  • Cắt một lá nha đam trưởng thành, rửa sạch với nước.
  • Cắt bỏ phần gai và vỏ xanh bên ngoài.
  • Dùng muỗng nạo lấy gel bên trong.
  • Rửa sạch gel với nước và bảo quản trong tủ lạnh.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có thêm kiến thức về chăm sóc cây nha đam tại nhà xanh tốt và tràn đầy sức sống. Chúc bạn thành công!

Biên tập bởi mobiAgri

2.3/5 - (3 votes)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!