Cách chiết cành mít đúng kỹ thuật, ra nhiều rễ

Cây mít là loại cây ăn trái đặc sản với rất nhiều giống và hương vị đặc trưng. Chiết cành mít là phương pháp nhân giống phổ biến được nhiều người trồng áp dụng bởi nó rất dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Mời bạn cùng mobiAgri tìm hiểu cụ thể hơn về cách chiết cành mít nhé.

Quả mít ăn rất ngon, mùi thơm đặc trưng nên được nhiều người yêu thích. Cây mít dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, chịu hạn tốt và có thể ra trái quanh năm. Vì thế, cây mít được bà con trồng nhiều cho năng suất giá trị kinh tế cao. Có rất nhiều phương pháp nhân giống mít là bằng hạt, chiết ghép hoặc nuôi cấy mô. Nếu bạn đang quan tâm đến phương phát chiết cành mít thì hãy theo dõi ngay bài viết sau đây.

Đặc điểm chung về cây mít

Cây mít là loại cây thân gỗ cao khoảng 8m – 15m, phát triển nhánh khá tốt. Cây mít có rễ ăn sâu nên có khả năng chịu hạn, chịu lạnh tốt rất thích hợp với khí hậu ở Việt Nam. Cây mít nở hoa nở hoa vào giữa mùa xuân và cho quả vào mùa hè (tháng 7-8). Quả mít hình bầu dục, thuộc loại quả phức, kích thước thay đổi tùy theo giống.

Cây mít có rất nhiều chủng loại giống từ giống tại địa phương đến giống nhập khấu. Những giống mít được trồng phổ biến là mít Thái, mít mật, mít dai, mít tố nữ.

Cây mít sinh trưởng tốt ở khu vực có nhiều dinh dưỡng, tầng canh tác dày và độ sâu trung bình. Đất trồng mít dù xấu nhiều sỏi đá nhưng thoát nước tốt đều có thể trồng được. Nhưng để cây mít cho năng suất cao thì nên trồng trên đất phù sa, giàu dinh dưỡng. Khu vực đá vôi, tầng đất mỏng không phù hợp cho mít phát triển.

Để tỷ lệ thành công việc nhân giống bằng phương pháp chiết bạn cần nắm rõ đặc tính của cây mít.

Chuẩn bị trước khi chiết

Thời vụ

Thời vụ thích hợp để chiết mít thành công là từ tháng 8-10 và thời gian trồng là vụ xuân tháng 2-3. 

Bên cạnh đó, bà con cũng có thể chiết vào tháng 2-3 và trồng vào tháng 8-9. Tuy nhiên, nếu bà con chiết vào thời điểm này thì cần giâm cành trước khi trồng.

Dụng cụ chiết

Dụng cụ không thể thiếu khi thực hiện nhân giống bằng biện pháp chiết cành mít là dao sắc đã được tiệt trùng nhằm hạn chế mầm bệnh tấn công gây hại.

Cách chiết cành mít

Để nhân giống mít bạn có thể áp dụng 2 phương pháp là chiết rễ và chiết cành. Trong đó, bà con thường áp dụng phổ biến biện pháp chiết cành.

Chiết rễ

Chọn rễ để chiết cần đạt tiêu chuẩn có đường kính 2-3cm, cắt thành từng đoạn dài 20-25cm.

Tiếp theo, bạn hãy mang chúng đi giâm ngay, cắm nghiêng theo chiều nghiêng rễ, lấp đất lại và chừa đoạn rễ từ 3-5cm. Tiếp theo, phủ lớp cát lên trên và tưới nước giữ ẩm để kích thích mọc mầm nhanh. Cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn là khi có chiều cao 10cm, cành cứng cáp, mập mạp.

Chiết cành

Chiết cành là phương pháp nhân giống được nhiều người thực hiện trên cây ăn quả nói chung và cây mít nói riêng. Ưu điểm của phương pháp này là cây con mọc rễ trên thân cây mẹ. Vì vậy, bạn cần chọn những cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh và có độ tuổi từ 3-5 năm, tán phát triển cân đối, không bị sâu bệnh.

Chọn cành chiết cần chú ý chọn cành 1-2 năm tuổi, là cành bánh tẻ, khỏe mạnh, trên cành ghép có 2-3 nhánh phát triển, đường kính 2-3cm. Ưu tiên chọn những cành nhận được nhiều ánh sáng, ở tầng giữa của cây.  Không nên chọn những cành mọc vượt, cành dưới tán.

Cách chiết cành cây mít

Sau khi đã chọn được cây mẹ, dùng dao sắc đã khử trùng khoanh vỏ 2 vòng cách nhau 4-5cm, cạo sạch vỏ ngoài và lau sạch vết mủ chảy ra và chờ khô mủ khoảng 2-3 ngày rồi mới tiến hành ghép.

Giá thể bó bầu là xơ dừa hoặc bùn, rễ cây lục bình,… Kiểm tra độ ẩm của giá thể bằng cách nắm chặt nếu thấy nước rỉ qua kẽ tay là được. Sau đó, lấy lượng giá thể vừa đủ đắp vào chỗ vừa khoanh vỏ rồi bọc lại bằng bao nilon và buộc chặt 2 đầu không để nước đọng vào giá thể. Khi thấy cành chiết ra rễ chuyển sang màu vàng là có thể cắt cành chiết khỏi cây mẹ. Để cây nhanh ra rễ, chúng ta có thể sử dụng chất kích thích ra rễ bôi vào chỗ khoanh trước khi bó bầu.

Chăm sóc sau chiết cây mít

Theo kinh nghiệm của nhiều bà con đã từng trồng chia sẻ thì để cây mít sai quả cho chất lượng trái ngon thì cần trồng trên đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn và có tầng canh tác sâu hơn 1m. Đất tốt nhất trồng mít là đất thịt pha cát có khả năng thoát nước tốt.

Vào mùa khô cần tưới nước thường xuyên định kỳ 2-3 ngày/lần. Nếu có điều kiện thì nên tủ gốc giữ ẩm bằng cỏ khô, rơm rạ. Để đảm bảo dinh dưỡng cần chú ý bón nhiều phân cho cây. Định kỳ hàng năm cần phải bón bổ sung phân bón cho cây, đặc biệt sau khi thu hoạch để giúp cây nhanh chóng phục hồi sau quá trình nuôi quả.

Khi cây đạt độ cao khoảng 1m thì cần thực hiện tỉa cành và tạo tán. Cần tiến hành tỉa cành sau mỗi vụ thu hoạch bằng cách tỉa bỏ cành cấp 2, cấp 3 để cây thông thoáng từ đó hạn chế phát sinh sâu bệnh. Như vậy, với những chia sẻ ở trên bạn đã biết về biện pháp nhân giống mít bằng cách chiết và bí quyết chăm sóc sau chiết. Hi vọng rằng bạn có thể tự tay trồng được những cây mít con giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ. Nếu có bất kỳ vướng mắc gì trong quá trình trồng bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp từ chuyên gia sớm nhất nhé.

Khi cây phát triển tới độ cao là 1m thì bạn tiến hành tỉa cành và tạo tán.  Sau mỗi vụ thu hoạch bạn chi cần thực hiện công việc tỉa cành một lần. Chỉ bỏ đi những cành cấp 2, cấp 3, tỉa cành để mít sung và chống chịu sâu bệnh tốt.

Như ậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách chiết cành mít cũng như là những kỹ thuật chiết, cách chăm sóc cành sau khi chiết để hiệu quả nhất rồi. Qua bài viết này, mobiAgri hy vọng các bạn có thể tự tay trồng được những cây mít con được chiết từ cành của cây mẹ mà vẫn mang những đặc tính tốt nhé. Chúc các bạn thành công!

2.3/5 - (3 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!