Cách chiết cây chanh đúng kỹ thuật, nhanh mọc rễ

Cây chanh là loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta, loại cây này rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc. Có thể nhân giống cây chanh bằng hạt hoặc chiết, ghép cành. Phương pháp chiết cây chanh được áp dụng nhiều, vì tiết kiệm thời gian sinh trưởng của cây. Vậy bạn đã biết kỹ thuật chiết cây chanh đúng kỹ thuật chưa? Hãy cùng mobiAgri đi tìm hiểu chi tiết về cách chiết cây chanh ngay trong bài.

Tìm hiểu thông tin về cây chanh

Cây chanh là một loại cây ăn quả có hạt, rất quen thuộc với mọi người nhờ vào nhiều công dụng và lợi ích trong cuộc sống hàng ngày. Chanh thuộc loài cây nhỏ, được xếp vào họ Cửu lý hương.

Cây chanh có chiều cao từ 1 đến 3 mét, thường có cành mọc xòe và tán rộng. Thân của cây có gai, lá có hình dạng trứng và mép có răng cưa. Hoa chanh có màu trắng, có thể có một số gân màu tím nhạt và thường nở thành từng chùm.

Quả chanh khi chín có 2 màu đặc trưng xanh hoặc vàng, có vị chua gắt. Quả này được sử dụng làm thực phẩm trên toàn thế giới, từ vỏ quả cho đến nước ép đều có thể được tận dụng. Gần như mọi bộ phận của cây chanh đều mang một hương thơm đặc trưng và có nhiều  giống khác nhau.

Ở Việt Nam, có một số loại chanh phổ biến như chanh giấy, chanh không hạt, chanh tứ quý, chanh đào,… Trong đời sống cây chanh được ứng dụng nhiều, sử dụng để làm nguyên liệu nước giải khát, làm gia vị nấu ăn,… hoặc làm kẹo, mứt. Ngoài ra quả chanh còn được sử dụng để chế biến thành nguyên liệu làm mỹ phẩm làm đẹp.

Chuẩn bị trước khi chiết cây chanh

Thời vụ chiết

Thời điểm chiết cành chanh tốt nhanh là mùa xuân hoặc mùa thu. Đây là thời gian có điều kiện thời tiết thuận lợi để cây chanh phát triển. Tránh chiết cây vào mùa đông, khí hậu khô lạnh cành chiết kém phát triển. Cùng không chọn chiết cành khi cây đang ra hoa, làm giảm năng suất của cây chanh.

Chọn đối tượng chiết cành

Chọn chiết từ những cây đã ra từ 3-5 vụ, khoảng 2 năm tuổi, có năng suất, chất lượng cao. Cây giống sinh trưởng khỏe, không bị nhiễm sâu bệnh. Khi chiết không chọn cành già, các cành ở vị trí mọc quá thấp hoặc mọc trên ngọn, cành vượt. Cành ở giữa là đối tượng thích hợp nhất lựa chọn để chiết, bởi có tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng, lượng nhận vừa đủ. Đường kính cành chiết từ 1-1,5cm, chọn cành bánh tẻ để chiết có màu không quá xanh hoặc quá thẫm. Cành càng nhỏ thì khả năng ra rễ càng cao, sinh trưởng tốt hơn so với cành to. Tuy nhiên nhược điểm là cành dễ bị gãy, tỉ lệ sống thấp.

Dụng cụ chiết cành chanh

Để chiết cành chanh, cần chuẩn bị các vật dụng như kéo khoanh vỏ chiết cành, dao chiết cành, dây bó. Ngoài ra cần có bầu giá thể gồm mùn, đất, xơ dừa, phân hữu cơ, rễ bèo tây… đã được trộn bọc trong nilon. Đường kính của bầu chiết có thể tham khảo từ 6-8cm, trọng lượng khoảng 150-300gram. Chiều cao bầu đất từ 10-12cm, không nên làm bầu đất to, khiến cây không cung cấp đủ nước, lớp đất ngoài khô cứng, chặt bí gây khó ra rễ.

Kỹ thuật chiết cành chanh

Khoanh vỏ cành chiết

Tiến hành khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cành chanh, bạn nên sử dụng dao sắc hoặc kéo khoanh vỏ chiết cành chuyên dụng. Khoảng cách giữa hai đầu cành nên từ 3-5 cm, và cách gốc cành khoảng 10-15 cm.

Sau đó, sử dụng mũi dao để bóc vỏ ở vùng đã được khoanh. Sử dụng dao để cạo sạch chất nhờn trên mặt gỗ, nhằm loại bỏ lớp tế bào tượng tầng. Hãy dùng giẻ để lau sạch vết cắt. Để cắt khoanh vỏ nên chọn một ngày có thời tiết tốt, ngày có nắng nhẹ. Khi cắt, hạn chế cắt vào phần gỗ, thay vào đó hãy tập trung vào việc cắt vỏ. Thời gian cắt vỏ cũng phụ thuộc vào từng loại cây khác nhau.

Chuẩn bị giá thể bọc cành chiết

Các bạn có thể tự làm giá thế bọc cành chiết gồm các thành phần như sau: đất thịt, vụn xơ dừa (hoặc trấu hun)

Công thức làm giá thể bọc cành chiết đơn giản: 2/3 đất thịt (tốt nhất là đất phù sa giàu dinh dưỡng) + 1/3 vụn xơ dừa. Trộn đều các thành phần với nhau và tưới ẩm ở mức 70%.

Thực hiện bó bầu

Dùng đất đã chuẩn bị giàn mỏng bó xung quanh cành khu vực mới khoanh vỏ. Dùng nilon trắng quấn xung quanh bầu và dùng dây nilon buộc chặt hai đầu túi bầu.

Cắt bầu giâm

Khoảng 45-60 ngày sau khi chiết, tùy theo mùa vụ, bạn sẽ thấy rễ phát triển. Khi rễ chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc một chút xanh, bạn có thể cưa cành chiết để trồng trong vườn ươm.

Trước khi chiết, hãy cắt bớt các lá già, lá bị sâu và một phần lá non trên cành chiết. Khoảng cách giữa các cây chiết nên là 20×20 cm hoặc 30×30 cm. Hạn chế đặt quá nhiều cây chiết cùng một chỗ vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ và mầm cành, gây khó khăn khi đưa ra khỏi vườn ươm để trồng. Trước khi đặt cây chiết vào vườn ươm hãy xé bỏ giấy nilon và lấp đất xung quanh cổ cây chiết khoảng 3-5 cm, sau đó tưới nước. Hãy che bớt 50% ánh sáng tự nhiên và tưới cây hai lần mỗi ngày. Sau khoảng 5-10 ngày, có thể giảm tần suất tưới nước xuống cứ 1-2 ngày một lần, tuỳ thuộc vào độ ẩm của đất. Bạn có thể sử dụng túi nilon hoặc sọt tre để bao quanh cây chiết và chăm sóc như cây giâm cành.

Sau khi đã đặt cây chiết trong vườn ươm từ 15-20 ngày, để cây dần quen với ánh sáng tự nhiên, bạn có thể bỏ bớt che phủ cho cây. Khi đến ngày thứ 30, hãy bắt đầu tưới nước phân đã được ngâm kỹ và chăm sóc như cây con. Sau khoảng 45-60 ngày kể từ khi ghép cành chiết, cây đã sẵn sàng để ra khỏi vườn ươm và được trồng vào nơi mới.

Chế độ chăm sóc

Cây giống con có sức chịu đựng chưa thể bằng cây trưởng thành. Vì vậy cần một chế độ chăm sóc cẩn thận hơn. Tưới nước cho cây vào thời điểm buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn. Việc tưới nước nên duy trì để kích rễ cho cây, cho tới khi cây được 2 lớp lá mới. Nên cân nhắc các loại phân bón qua lá để giúp cây phát triển nhanh hơn

Như vậy, bạn đã cùng MobiAgri đi tìm hiểu kỹ thuật chiết cành chanh đơn giản, tỉ lệ cây sống cao. Chúc bạn áp dụng thực tiễn khi cắt, chiết và trồng cây giống tại nhà thành công.

3.7/5 - (3 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!