Một trong số loại cây được nhiều nhà vườn ưa chuộng vì vừa đem lại giá trị kinh tế cao lại có ý nghĩa phong thủy đó là bầu hồ lô. Vậy hãy cùng MobiAgri tìm hiểu cách trồng bầu hồ lô sai quả ngay bên dưới bài viết này nhé.
Hiện nay, trong tất cả các giống bầu thì bầu hồ lô có hình dáng đặc biệt nhất không những để trang trí mà còn mang lại điềm lành cho ngôi nhà của mình. Bà con có thể áp dụng kỹ thuật trồng hồ lô bằng phương pháp gieo hạt. Từ những hạt giống bầu hồ lô, bà con sẽ có ngay một giàn bầu xanh mướt, đẹp mắt. Để biết cách trồng bầu hồ lô hiệu quả cao, bà con cần nắm rõ các thông tin sau đây.
Nội dung bài viết
Giới thiệu chung về bầu hồ lô
Bầu hồ lô có tên khoa học là Bầu hồ lô có tên khoa học là Lagenari vugaris, thuộc họ bầu bí. Bầu hồ lô mọc leo, có tua cuốn, cuống dài 2,5-12,5cm. Hoa đơn tính có 2 loại là hoa đực và hoa cái, mọc ở nách lá. Quả bầu có kích thước đa dạng, trong đó hình dáng bình hồ lô giống như tên gọi được đánh giá cao.
Cây bầu hồ lô được trồng rộng rãi ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Bầu là loại cây dễ trồng, có sức sống mạnh. Cây có rễ chùm, có thể cao tới 5m. Bạn chỉ cần trồng bầu hồ lô trong chậu hoặc thùng xốp hoặc trồng xen với một giàn nho ở ban công hay sân thượng.
Quả bầu vị ngọt, tính mát, có tác dụng tốt cho sức khỏe như lợi tiểu, máu nóng gây mụn lở. Tua cuốn và hoa bầu giúp thải độc cơ thể. Hạt bầu được sử dụng chữa sưng lợi răng, răng lung lay.
Trồng bầu hồ lô theo phong thủy?
Trong thời buổi hiện nay, mọi người rất quan tâm đến cây trồng có ý nghĩa phong thủy theo độ tuổi nhưng riêng cây bầu hồ lô được xem là cây phong thủy hợp mọi độ tuổi. Với hình dáng đặc biệt, bầu hồ lô tượng trưng cho sức khỏe, tiền tài, phú quý cho gia chủ.
Quả bầu hồ lô có miệng nhỏ, bụng to có ý nghĩa thu hút may mắn, tiền vào, giúp gia chủ tài lộc thăng tiến.
Ông thọ là vị thần biểu tượng cho sự trường sinh bất tử luôn mang theo quả hồ lô đựng nước bên mình. Do vậy, bầu hồ lô còn tượng trưng cho sự trường thọ.
Chuẩn bị trước khi trồng bầu hồ lô
Đất trồng
Cây bầu hồ lô có thể trồng trên mọi loại đất. Nếu bạn không có đất tự nhiên thì có thể mua đất sẵn tại các cửa hàng nhưng tốt nhất là mua đất sinh học sạch, giàu dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất và hạn chế sâu bệnh hại.
Mùa vụ trồng bầu hồ lô
Cây bầu hồ lô có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là trồng vào mùa nắng sẽ giúp cây ít sâu bệnh và đậu quả nhiều hơn. Bầu là loài cây ưa ẩm, khi đất khô hạn hoặc hạn hán có thể xảy ra hiện tượng rụng hoa và quả.
Dụng cụ trồng
Bà con nên lựa chọn chậu to có đường kính khoảng 30cm hoặc lớn hơn. Chậu càng to thì cây bầu phát triển càng mạnh và ra nhiều quả hơn. Với chậu có đường kính 30cm chỉ nên trồng 1 cây trong chậu còn nếu trồng bằng thùng xốp cỡ to thì có thể trồng 2-3 cây bầu. Ngoài ra bạn có thể trồng trực tiếp ra vườn, nếu có diện tích đất rộng.
Kỹ thuật chọn giống và ươm hạt
Chọn giống
Cây bầu hồ lô có 2 loại giống phổ biến: Giống ngắn ngày cho thu quả sau 42 ngày trồng và giống thường (thu quả sau 50-55 ngày). Các gói hạt giống bầu hồ lô thường có sẵn tại cửa hàng. Bà con nên lựa chọn mua giống ở nơi uy tín, chất lượng cao hoặc có thể lấy giống từ cây mẹ ở những quả già.
Ươm hạt giống
– Trước khi gieo hạt giống, bà con nên ngâm vào nước ấm nhẹ từ 4-12h do đặc tính của vỏ hạt bầu cứng và dày.
– Tiếp theo, bà con chuẩn bị giá thể bằng cách trộn đất và phân trùn quế theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, đặt hạt giống nằm ngang và phủ lớp đất dày khoảng 2cm.
– Khi gieo hạt xong, bà con chỉ cần phun nước và tưới nhẹ đảm bảo đất đủ ẩm cho hạt nảy mầm.
– Sau khi gieo hạt khoảng 15 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm và trở thành cây con. Khi cây con có 2-3 lá thật thì bà con có thể mang cây con ra trồng.
Cách trồng bầu hồ lô và chăm sóc
Cách trồng
Khi cây bầu đạt chiều cao 20-30cm thì bà con mang ra trồng và leo giàn với khoảng cách giữa 2 cây là 20cm. Lưu ý, khi đánh cây khỏi bầu ươm thì bà con nên nhẹ tay vì rễ bầu rất nhạy cảm.
Làm giàn bầu
Cây bầu hồ lô thuộc loại dây leo nên bà con cần tiến hành làm giàn. Để không làm hại đến dây bầu, bà con nên làm giàn bằng cây họ tre tránh sử dụng dây thép.
Để bầu phát triển khỏe mạnh và cho nhiều quả, trước khi bắt dây bầu leo lên giàn cần bới đất ở gốc cho dây bầu nằm trên mặt đất thành vòng tròn rồi lấp đất lên không lấp mất ngọn.
Chăm sóc
Khi cây cao khoảng 1m thì bà con có thể dùng bã chè đắp quanh gốc và hàng ngày tưới nước vo gạo, nước sạch. Sau khoảng từ 1-2 tháng, bà con nên bổ sung đất mới vào gốc để cây có thêm dinh dưỡng.
Ngoài ra, bà con có thể bón thêm các loại phân như bột hữu cơ cao cấp, MAP 12-61, dịch rong biển,… để cây tăng năng suất và chất lượng quả.
Sâu bệnh: Trong quá trình chăm sóc bầu hồ lô thường sẽ gặp bệnh thối nhũn. Bà con nên thường xuyên kiểm tra và khi phát hiện bệnh có thể dùng thuốc sinh học là: Giã củ riềng và trộn cùng nước với tỷ lệ 1:1 và lọc sạch phun lên cây. Cách này rất phù hợp khi trồng tại nhà vừa hiệu quả lại không độc hại.
Khi thấy rệp, nấm mốc xuất hiện trên cây bầu hồ lô, bà con có thể điều trị bằng thuốc xanh methylen và betadine nồng độ nhẹ phun lên lá.
Trên đây toàn bộ thông tin chi tiết hướng dẫn bà con cách trồng bầu hồ lô sai quả quanh năm. Hi vọng với những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bà con áp dụng thành công và mạng lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. Hãy để mobiAgri là người bạn đồng hành cùng bà con mang lại vườn bầu xanh tốt.