Cây khế là loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta, có 2 giống khế là khế ngọt và khế chua. Trái khế có thể sử dụng tươi hoặc chế biến thành nhiều món ăn ngon, làm mứt,… Cây khế là loại cây dễ thích nghi với các kiểu môi trường, có sức sống khỏe, vì vậy không cần nhiều công chăm sóc. Trong bài viết này MobiAgri sẽ cùng bạn đi tìm hiểu cách trồng cây khế đơn giản và hiệu quả, từ việc chuẩn bị đất, chọn giống, cho đến phương pháp chăm sóc và bảo vệ cây khế khỏi sâu bệnh.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu thông tin về cây khế
Cây khế hiện nay không chỉ được trồng là một loại cây ăn quả, mà còn là cây cảnh, được tạo dáng bonsai. Giá trị của những cây khế bonsai chẳng thua kém bất cứ loại cây cảnh nào. Có 2 khế chính là khế ngọt và khế chua. Đặc điểm nhận biết của các loại như sau:
- Đối với cây khế chua, kích thước của cây có phần nhỏ hơn, hoa màu hồng, cánh có hướng rủ xuống. Viền quả của khế ngọt thường có đốm trắng li ti, các múi khế khá mọng.
- Đối với cây khế chua thì có đọt màu sẫm, hoa màu đỏ sẫm, lá tối màu hơn. Các múi của quả khế chua thường thanh mảnh hơn, ít được mập mạp như múi khế ngọt.
Trồng cây khế có tán lớn có thể tạo bóng mát cho sân vườn, tạo cảnh quan cho ngôi nhà. Những cây khế bonsai thường có kích thước không lớn, hoặc khá hiếm có cây khế bonsai to.
Về mặt phong thủy, trồng cây khế sai quả, quả chín vàng sẽ đem đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Loại cây này khá dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc vì vậy được nhiều người lựa chọn trồng tại nhà.
Chuẩn bị trước khi trồng cây khế
Thời vụ trồng khế: Mùa xuân là thời điểm cây khế thường phát lộc, ra hoa vào đầu hạ, quả chín vào cuối thu. Vì vậy thời điểm phù hợp để trồng khế là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Bắt đầu từ tháng 2-3 vfa tháng 8 – 10 dương lịch hàng năm.
Nhiệt độ phù hợp: Cây khế có thể chịu được nhiệt độ cao, những cây lớn có khả năng chịu được rét đậm, nắng nóng. Tuy nhiên nếu nền nhiệt duy trì ở mức 22-25 độ C thì quả sẽ chín đẹp, thơm, ngọt. Mặc dù là cây có khả năng chịu hạn nhưng loại cây này không ưa ánh sáng chiếu thẳng, vì vậy có thể trồng xen trong vườn cùng những loại cây thân gỗ, cây ăn quả tán rộng, cao khác.
Đất trồng: Cây khế có khả năng thích nghi trên nhiều loại đất, tuy nhiên sẽ phát triển tốt ở đất mùn tơi xốp, độ pH phù hợp từ 5,5-6,5. Để giúp cây phát triển tốt, trước khi trồng có thể tiến hành bón lót trước, sử dụng các loại phân hỗn hợp bao gồm: Phân trùn quế, phân chuồng hoai, vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ,… Nếu trồng cây trong chậu thì nên sử dụng một ít sỏi, đá để lót dưới đáy chậu giúp cây dễ thoát nước. Nếu trồng trực tiếp ngoài vườn, đồi thì nên đào hố, kích thước tham khảo 0,6×0,6×0,6n. Đối với đất xấu kích thước là 1,0×1,0x0m8m.
Dụng cụ trồng: Nếu bạn có sẵn diện tích lớn, có thể trồng trực tiếp cây khế ra đất vườn, đất đồi. Tuy nhiên nếu không có, bạn vẫn có thể trồng được những cây khế sai trĩu quả trong thùng, trong chậu trồng cây. Lưu ý: Đây là loại cây trái thân gỗ, cây ăn quả lâu năm vì vậy kích thước phát triển lớn nên chọn trồng trong những dụng cụ có kích thước rộng, để bầu rễ phát triển mạnh.
Chọn giống trồng: Bạn có thể lựa chọn trồng khế chua hoặc khế ngọt tùy theo sở thích. Có thể nhân giống bằng 2 phương pháp ghép hoặc chiết cành. Những cây con đạt chuẩn sẽ bảo đảm được đầy đủ các tính trạng giống cây mẹ, Cây giống không bị sâu bệnh, chiều cao trên 50cm.
Kỹ thuật trồng cây khế đúng cách
Khi trồng cây, cần lưu ý chọn thời điểm trồng vào buổi sáng sớm hoặc khi trời mát để tránh trồng vào buổi trưa nóng khiến cây bị sốc nhiệt. Sau khi trồng cây giống vào hố trồng, bạn nên cắm cọc để cố định cây và tránh đổ. Cần tưới nước ngay sau khi trồng để giữ ẩm cho đất, độ ẩm khoảng 80%. Khi cây cao khoảng 1m, cần cắt tỉa và tạo tán để loại bỏ những cành già khô héo, bị sâu bệnh và tập trung dinh dưỡng cho những cành còn lại khỏe hơn. Cần chú ý tỉa cành đều để loại bỏ những cành quá rậm rạp. Với loại cây khế, thân khá giòn, cần cắm cọc để tránh gãy trong thời kỳ thu hoạch trái.
Chế độ chăm sóc cây khế
Tưới nước: Để trồng thành công loại cây khế chua và khế ngọt, việc cung cấp đủ nước cho cây là rất quan trọng. Đặc biệt là trong mùa khô và khi trái đang lớn, cần tăng lượng nước cho cây. Ngoài ra, khi trồng cây khế cần phòng trừ cỏ dại bằng cách cắt tỉa và vun xới đất thường xuyên. Nên phủ gốc cây khế bằng rơm rạ hoặc cây phân xanh để giữ độ ẩm cho đất.
Bón phân: Để cây khế cho ra nhiều trái và có chất lượng tốt, cần bón phân định kỳ cho cây. Số lượng phân bón và thời gian bón sẽ khác nhau qua các năm. Trong 3 năm đầu, đây là giai đoạn sinh trưởng chính của cây, cần bón thúc với hàm lượng phân bón gồm 200-400g NPK và 5kg phân chuồng hoai mục. Các năm tiếp theo là giai đoạn cho thu hoạch nhiều quả, nên lượng phân bón cần tăng khoảng 15% và chia ra làm 3 lần trong một năm.
Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây khế ít bị tấn công bởi sâu bệnh hại. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý bắt sâu bằng tay và giữ vườn sạch sẽ để phòng tránh các bệnh hại cây. Hơn nữa, đảm bảo nguồn nước tưới không bị ô nhiễm cũng giúp tránh được nhiều dịch bệnh hại.
Tiến hành tỉa cành: Sau khi thu hoạch quả, trước khi mùa hoa mới bắt đầu, cần tiến hành cắt tỉa cây khế bằng cách loại bỏ những cành già, sâu bệnh, mọc chen chúc và yếu. Nếu tán cây quá dày, nên tỉa bớt để thông thoáng. Khế không thích ánh nắng trực tiếp, vì vậy cần cắt tỉa để tạo ra khung tán rộng và đảm bảo cành phân bố đều trong tán, giúp tránh ánh nắng gây nứt vỏ và nám quả.
Tiến hành thu hoạch khế
Sau giai đoạn ra hoa khoảng 100 ngày thì quả khế bắt đầu chín. Có thể phân biệt mức độ chín dựa vào màu sắc và các múi của quả khế. Không nên hái khế khi quá xanh bởi quả sẽ không chín sau thu hoạch, chất lượng giảm. Những múi khế rất mọng nước nên dễ dập nát, vì vậy cần phải thu hoạch bằng tay. Thu hoạch trên cao thì cần dụng cụ chuyên biệt để hái. Để bảo quản quả khế được lâu hãy dùng túi xốp để bao bọc trước khi đem đi vận chuyển.
Như vậy MobiAgri đã cùng bạn tìm hiểu cách trồng cây khế đơn giản nhất, sai quả. Đây là loại cây dễ trồng, thích nghi tốt với điều kiện môi trường vì vậy hãy thử trồng ngay tại nhà theo hướng dẫn.