Cách trồng cây lựu đúng cách cho năng suất cao nhất

Cây lựu là cây ăn quả được trồng rất nhiều ở nước ta không chỉ mang ý nghĩa may mắn mà nó còn có tác dụng chữa bệnh. Để trồng lựu cho hiệu quả kinh tế cao, sai quả thì hãy cùng mobiAgri nắm rõ kỹ thuật trồng trong bài viết này nhé.

Cây lựu là loại cây ăn trái khá quen thuộc với người dân Việt. Ngoài việc có thể làm cây cảnh bonsai trồng trước nhà để mang lại may mắn và tài lộc thì nó còn có giá trị kinh tế cao giúp cải thiện thu nhập. Bên cạnh đó, quả lựu với dáng tròn đầy nhiều hạt mang ý nghĩa con cháu đầy đàn, gia đình hạnh phúc. Vậy cách trồng cây lựu có khó không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

Đặc điểm chung của cây lựu

Tên khoa học của cây lựu là Punica Granatum L, thuộc dạng tiểu mộc. Hiện nay, ở nước ta có 3 loại chính là lựu đỏ, lựu trắng và lựu bông. Cây lựu trưởng thành có chiều cao trung bình 3-4m. Thân cây lựu có gai nhỏ do sự biến đổi của ngọn và cành. Hoa lựu có màu đỏ tươi hình chuông úp ngược khá đẹp mắt. Quả lựu hình cầu tròn với đường kính trung bình từ 5-10cm tùy giống. Quả lựu chín có màu đỏ hồng, nhiều hạt màu hồng hoặc trắng bên trong, ăn có vị ngọt rất ngon.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, cây lựu có khả năng chịu lạnh kém. Vì vậy, nếu trồng lựu ở nơi có nhiệt độ dưới 20 độ cây sẽ chết hoặc sinh trưởng chậm. Nhiệt độ thích hợp để cây lựu phát triển là từ 25-30oC. Ngoài ra, bà con chú ý tránh trồng lựu dưới bóng râm vì cây lựu ưa nắng.

Công dụng của trái lựu

Trong quả lựu có chứa rất nhiều dinh dưỡng vitamin B2, B, C và canxi nên có tác dụng làm đẹp da. Cây lựu được trồng để ăn quả, không những vậy nó còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Cụ thể, người ta sử dụng lựu để chữa viêm da, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan, thận, ngừa ung thư vú, tim mạch,…

Cách trồng cây lựu năng suất cao

Thời vụ trồng

Cây lựu có khả năng sinh trưởng khỏe mạnh vì nó thuộc nhóm cây nhiệt đới nên có thể trồng bất kì mùa nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp và thuận lợi nhất để cây lựu phát triển tốt là vào đầu mùa mưa và cuối mùa thu.

Giống

Cây lựu được trồng bằng cách gieo hạt hoặc chiết nhánh. Tuy nhiên, người trồng chủ yếu chọn phương pháp chiết nhánh vì cách gieo hạt khiến cây phát triển chậm và lâu cho quả. Chọn cây lựu giống có đầy đủ đặc tính tốt của cây mẹ nhanh cho quả. Bạn cần chọn những cây con giống khỏe mạnh, đủ rễ và chồi, có chiều cao từ 35-40cm.

Chuẩn bị đất và mật độ trồng

Vị trí trồng: Tùy vào mục đích sử dụng bạn có thể trồng lựu trong chậu xi măng, chậu đất sét nung, chú ý chiều sâu đáy khoảng 60cm. Nếu trồng ở đất vườn thì bạn nên trồng nơi nhiều ánh sáng.

Đất trồng: Đất thích hợp nhất để trồng lựu là đất thịt phối trộn phân hữu cơ hoai mục, đất phù sa, đất nhiều chất dinh dưỡng. Nếu bạn trồng trong chậu thì nên sử dụng hỗn hợp đất và cát, tro trấu, cám dừa để cây phát triển mạnh mẽ.

Mật độ trồng: Khi trồng lựu chú ý khoảng cách trồng là 3m-3m.

Đào hố trồng: Bạn tiến hành đào hố trộn đều phân bón rồi lấp đầy hố, phơi nắng đất từ 5-7 ngày để xử lý sâu bệnh hại và cho chất dinh dưỡng phân hóa vào đất đến khi trồng sẽ giúp cây lựu dễ hấp thu.

Kỹ thuật trồng

Trước tiên, bạn cần xé bỏ túi nilon bọc ngoài bầu cây lựu, hố trồng rộng từ 20-30cm. Tiếp theo, tiến hành phủ đất xung quanh kín bầu cây. Chú ý khi đặt cây con vào hố thì nén chặt đất, dùng 3-4 cọc cố định cây, che nắng cho cây.

Kỹ thuật chăm sóc cây lựu

Tưới nước: Cây lựu rất cần nước nên cần cung cấp đầy đủ nước, nhất là giai đoạn mùa khô, khi trái lớn và lúc quả chín.

Làm cỏ, vun xới: Để hạn chế cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây lựu, bà con có thể phủ gốc bằng lá cây khô, rác,… sau mỗi trận mưa to cần tiến hành xới xáo phá váng tránh hiện tượng nghẹt rễ. Cần làm cỏ cho cây lựu vào vụ xuân tháng 1-2 và tháng 8-9. Tiến hành xới toàn bộ diện tích trồng lựu 1 lần/vụ, xới gốc 2-3 lần/năm.

Cắt tỉa, tạo tán: Do sự phát triển mạnh của cành lá nên bạn cần cắt tỉa thường xuyên cho cây lựu. Tỉa bỏ những cành dày, yếu, còi cọc chỉ giữ lại cành khỏe, dáng đẹp để tập trung nuôi quả. Giai đoạn ra hoa, bạn cần tỉa cành, vặt bỏ chồi ngọn để thúc chồi phát triển.

Phân bón: Sau trồng 1 tháng, bạn thực hiện bón thúc với lượng mỗi cây bón 1kg phân NPK 15:20:20. Năm đầu tiên bón 3 lần mỗi lần cách nhau 3 tháng.

Từ năm thứ 2 trở đi, bạn cần tăng lượng phân lên 105 và chia làm 2 đợt bón. Lưu ý, năm nào cây lựu sai quả thì cần tăng lượng phân bón để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Sâu bệnh hại:

Cây lựu thường bị các loại sâu hại gây hại là rầy mềm và rệp sáp. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trị rệp hoặc nước rửa chén với lượng 1cc/11 nước rồi phun sương vào ổ rệp lúc sáng sớm. Sau vài ngày thì tưới nước rửa lại, lúc này rệp sẽ bong phấn trắng ra và chết.

Thu hoạch

Năm thứ 2 sau khi trồng, cây lựu bắt đầu thu hái quả đầu tiên. Cây lựu sau khi đậu trái khoảng 2 tháng sẽ được thu hoạch. Quả lựu khi chín sẽ có màu đỏ hồng hoặc vàng, quả to cầm chắc tay là có thể hái. Lưu ý, khi thu hái nên dùng kéo cắt cuống, không nên vặt để đứt rời sẽ làm quả không ngon. Không nên thu hái khi trời mưa sẽ làm quả bị nứt ảnh hưởng đến chất lượng quả.

Sau khi thu hái chúng ta cho vào thùng mạt cưa để nơi thoáng mát và khi chuyên chở gói giấy lụa tránh không để hư hỏng, dập nát. 

Chắc hẳn bạn đã nắm rõ cách trồng cây lựu qua những hướng dẫn chi tiết ở trên. Hi vọng rằng bạn sẽ áp dụng thành công và có vườn lựu xanh tốt, sai quả, mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Ngoài ra, bạn hãy theo dõi các bài viết trên mobiAgri để cập nhật những kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp.

3/5 - (2 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!