Cách trồng cây nguyệt quế đơn giản, cho hoa thơm, đẹp quanh năm

Nguyệt quế vừa thơm vừa đẹp nên rất được lòng những tay sành chơi hoa, nhưng cách trồng cây nguyệt quế thế nào để có hoa thơm quanh năm thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng MobiAgri tìm hiểu cách trồng cây nguyệt quế đúng kỹ thuật, ngay tại bài dưới đây.

Nguyệt quế mà chúng ta hay trồng có tên khoa học là Murraya paniculata, họ Lauraceae và có tên tiếng Việt khác là nguyệt quới, nguyệt quất, hoặc cửu lý hương. Nguyệt quế có hoa trắng, nhỏ, mọc thành chùm, có mùi thơm đậm. Hoa phát triển từ chùy nhỏ ở đầu cành hoặc nhánh lá. Nguyệt quế cũng có quả, quả nhỏ, hình bầu dục và có màu xanh khi non, chuyển dần sang màu cam đỏ lúc chín. Thân cây nguyệt quế thẳng, độ cao trung bình, phù hợp để làm cảnh và đặt ở bất cứ đâu trong nhà. 

Các giống nguyệt quế phổ biến

Nguyệt quế là loại cây cảnh đẹp được trồng ở Việt Nam hiện tại được chia làm ba loại là: lá lớn, lá nhỏ, lá nhỏ thân xoắn. 

Nguyệt quế lá lớn: có lá to, lá mọc thưa và thường được trồng làm cây bonsai vì kích thước lớn. Loại này ưa đát phù sa pha cát và có khả năng chịu khô hạn tốt. Chính vì vậy cây không ưa nước quá nhiều, khi trồng bà con cần lưu ý thoát nước nhanh, tránh tình trạng cây ngập úng rồi chết. 

Nguyệt quế lá nhỏ: được ưa chuộng và trồng phổ biến nhất vì cho hoa nhiều, hoa nở quanh năm và là loại có giá trị kinh tế chủ yếu ở Việt Nam hiện nay.

Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn: thân cây xoắn vào nhau là đặc điểm nổi bật của cây, ngoài ra bộ rễ cũng đẹp vượt trội hơn so với nguyệt quế lá nhỏ. Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn cao đến 40cm sẽ bắt đầu xoắn thân vào nhau nên dù không quá phổ biến nhưng người chơi cây cảnh vẫn khá thích dòng cây này. 

Cách trồng cây nguyệt quế

Hiện tại có 4 cách trồng nguyệt quế phổ biến đó là: gieo bằng hạt, giâm bằng cành, chiết cành từ cây mẹ khỏe mạnh và ghép mắt vào gốc ghép. Tùy theo nhu cầu và điều kiện mà bà con có thể chọn cho mình phương pháp phù hợp.

Đất trồng

Đất phù hợp nhất để trồng nguyệt quế là đất cát pha hoặc đất phù sa có độ tơi xốp và nhiều dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt. Đất màu mỡ sẽ giúp cây phát triển nhanh, ổn định. Công thức trộn đất trồng cây gồm có: đất phù sa, xơ dừa, mùn hoặc trấu, phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh, trộn đều theo tỉ lệ 2:1:1:1.

Thay chậu cho cây

Sau một thời gian trồng thì đất sẽ hết dinh dưỡng và bắt đầu cằn cỗi. Đây là thời điểm mà bà con cần thay đất hoặc sang chậu cho cây nguyệt quế. Cụ thể khi đất có biểu hiện khô nứt, cằn cỗi, cây trồng mãi không thấy lớn, ngày càng kém tươi tắn, mắc bệnh và lá chuyển sang màu vàng, rễ con của cây chồi lên mặt đất thì đó là lúc cần phải thay. Nếu trồng nguyệt quế trong chậu thì sau khoảng 3-4 tháng cần thay đất cho cây theo cách bỏ 1/4 đất cũ hoặc 1/3, sau đó trộn thêm đất mới vào rồi chuyển sang chậu mới.

Thời điểm sang chậu thích hợp nhất là khoảng mùa xuân hoặc trước khi mùa mưa bắt đầu cho cây kịp thời đâm chồi nảy lộc. 

Đầu tiên, bà con cần đưa cây ra khỏi chậu và tưới nước trước khi sang chậu một buổi cho đất mềm nhão, sau đó chỉ việc nhẹ nhàng nghiêng chậu là có thể lấy được cây ra. Trường hợp không kịp tưới nước, bà con dùng dao cùn xắn đều từ phần đất xung quanh thành chậu cào đến bầu đất cho đến khi thành chậu và bầu đất tách nhau được và nhấc được cây ra. 

Tiếp theo, bà con cần loại bỏ hết phần rễ già, rễ quá lớn, chỉ giữ lại rễ non và tỉa lại cho gọn gàng. Loại bỏ thêm các cành, nhánh cây mọc xiên vẹo cho đẹp trước khi đặt vào chậu mới. 

Chăm sóc cây nguyệt quế

Bón phân

Thường thì nguyệt quế cần bón phân theo chu kì đều đặn khoảng 1-2 tháng/lần, lượng phân bón dùng mỗi lần sẽ tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. NPK 20-20-15 sẽ bón từ 5-10g, Dinamix bón từ 15-20g và kali sẽ bón vào thời kì cây sinh trưởng mạnh hoặc sắp ra hoa để đảm bảo cây luôn được cứng cáp. 

Nước tưới

Nguyệt quế cần tưới nước nhiều, nên duy trì đều đặn mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát cho cây, lưu ý không tưới quá nhiều sẽ gây ngập úng.

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp để nguyệt quế sinh trưởng dao động từ 13-39 độ C, hợp lí nhất trong khoảng 23-29 độ và ngừng sinh trưởng dưới 13 độ. Bà con cần theo dõi để điều chỉnh nhiệt độ sao cho hợp lí.

Ánh sáng

Nguyệt quế không thích ánh nắng trực tiếp nên bà con cần che chắn cho cây hoặc đặt cây trong khu vực bóng râm, nhưng cần mang ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc chiều tối cho cây quang hợp.

Việc trồng và chăm sóc cây nguyệt quế không quá khó khăn nếu bạn biết cách thực hiện đúng cách. Điều quan trọng là đảm bảo cây được cung cấp đủ ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng. Nếu bạn đang muốn trồng nguyệt quế, hãy chú ý đến việc chọn vị trí và thực hiện các bước chuẩn bị đất trước khi trồng. Sau khi trồng, bạn cần thường xuyên quan sát, tưới nước và bón phân cho cây để đảm bảo sức khỏe và phát triển tốt nhất cho nguyệt quế của mình. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn trồng và chăm sóc nguyệt quế thành công.

Đánh giá bài viết

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!