Cách trồng cây nhót tại nhà, quả sai chi chít

Cây nhót được trồng khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt ở miền Bắc và miền Trung. Loại cây này mọc thành bụi, ít tốn công chăm sóc, rất sai quả. Hiện nay có 2 loại nhót: Nhót ngọt và nhót chua, điều kiện chăm sóc tốt sẽ cho năng suất rất cao. Hãy cùng mobiAgri đi  tìm hiểu cách trồng, kỹ thuật nhân giống cây nhót ngay trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu đặc điểm của cây nhót

Nhót là một loại cây bụi có đặc điểm đặc trưng là có lớp vảy trắng phủ trên thân, lá và quả. Lớp vảy này được tạo thành từ những hạt tròn sát nhau. Khi quả nhót còn xanh, lớp vảy màu trắng bạc này bám chắc vào quả, nhưng khi quả chín, chỉ cần chà, cọ nhẹ là lớp vảy này sẽ bong ra. Cây nhót có thể được trồng như cây bonsai tỉa dáng đẹp, cây leo trên giàn, cây leo vòm cổng hoặc cây trang trí sân vườn. Ngoài ra, hoa, rễ và lá của cây cũng được sử dụng trong y học truyền thống.

Cây nhót có tốc độ sinh trưởng nhanh, với hệ thống rễ phát triển rậm rạp. Tuy nhiên, cây không chịu được ngập úng. Cây nhót thích ánh sáng và cần điều kiện chăm sóc tốt để phát triển. Khi được chăm sóc đúng cách, cây sẽ cho ra quả và mang lại năng suất cao.

Quả nhót có hình dạng bầu dục và có thể thay đổi màu từ xanh đến đỏ khi chín. Nhót xanh có vị chua, chát tuy nhiên khi chín dần sẽ mất vị chát, vị chua giảm, ngọt, mọng nước. Quả nhót có thể được ăn sống hoặc được sử dụng để nấu canh chua. Hiện nay trên thị trường có 2 giống nhót, nhót chua và nhót ngọt. Nhót ngọt là giống biến dị của nhót chua, quả chín có màu đỏ đậm, ngọt thơm.

Quả nhót có công dụng tốt cho sức khỏe, có tác dụng chữa bệnh. Có thể chữa trị ho, khó thở, và tình trạng nhiều đờm. Bạn có thể sử dụng quả nhót với liều lượng khoảng 6-12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, hãm hay bột, cho đến khi các triệu chứng giảm. Bạn nên sử dụng liên tục trong vài ngày cho đến khi triệu chứng giảm. Quả nhót có vị chua, chát, tính bình, và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Quả nhót có tác dụng tốt cho phổi, đại tràng, và có thể chữa được các bệnh tiêu chảy, kiết lị, thổ huyết, và nhiều tình trạng khác.

Để chữa tiêu chảy, bạn có thể sử dụng 6-7 quả nhót cùng với 10g búp và 8g nụ sim. Đun cả 3 thành một chén nước thuốc, sau đó chia thành 3 lần và uống trong ngày, mỗi lần 50ml. Uống liên tục trong 2-3 ngày sẽ giúp hết bệnh.

Cách trồng của 2 giống nhót ngọt và nhót chua tương tự giống nhau.

Chuẩn bị trước khi trồng cây nhót

Thời vụ trồng: Ở mỗi miền phụ thuộc vào điều kiện thời tiết thời gian trồng sẽ khác nhau. Ở miền Bắc trồng nhót thành 2 vụ trong năm, vụ xuân từ tháng 2- tháng 4. Vụ thu bắt đầu từ tháng 8 – tháng 10 dương lịch hàng năm. Ở miền Nam có thể trồng cây nhót vào đầu mưa hàng năm.

Chọn giống trồng: Có thể trồng nhót bằng các cách ghép cành, chiết cành hoặc giâm hạt. Tuy nhiên khuyến khích cách trồng bằng giống ghép là tốt nhất. Có thể trồng bằng bầu ươm, cây giống phải đạt chiều cao từ 20-25cm, tính từ mặt bầu lên. Cây giống phải chọn từ cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, chất lượng quả tốt.

Đất trồng:  Cây nhót có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trên nhiều địa hình khác nhau như: Đất ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi… Tuy nhiên, đối với các loại đất này, độ dày tầng phải lớn hơn 80cm, độ thoát nước phải nhanh, mực nước ngầm phải nằm dưới 1m, độ PH từ 5,5 – 7 và độ dốc không quá 12 độ.

Nếu bạn muốn trồng nhót, bạn có thể mua đất sẵn hoặc tự trộn đất với các loại phân như phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Ngoài ra, bạn nên bón lót đất với vôi trước khi trồng, và phơi ải đất từ 7 – 10 ngày để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cách trồng cây nhót đơn giản

Để trồng cây nhót, bạn cần sử dụng cuốc xẻng để trộn đất san phẳng hố với phân. Sau đó, hố được san phẳng và khoét một lỗ tròn ở giữa. Bạn hãy đặt bầu cây vào lỗ sao cho cổ rễ nằm ngang với mặt đất. Sử dụng chân để dậm chặt cách gốc cây khoảng 20 cm để tránh làm vỡ bầu cây. Tiếp theo, tưới đủ nước (mỗi cây khoảng 5-7 lít nước). Trong vòng 15-20 ngày, duy trì độ ẩm trong khoảng 70-80% để đảm bảo cây không chết.

Đối với việc làm giàn, đây là một biện pháp kỹ thuật không thể thiếu khi trồng và chăm sóc cây nhót. Để có hiệu quả kinh tế cao và sử dụng trong nhiều năm, bạn nên làm giàn cố định bằng cột trụ bằng bê tông cốt thép, với mặt giàn được làm từ dây nhôm hoặc giây thép không gỉ có kích thước lớn. Giàn nên được làm thấp để thuận tiện cho việc thu hoạch, với mặt giàn cách mặt đất khoảng 1,2-1,5m.

Chế độ chăm sóc cây nhót

Tưới nước: Trong quá trình trồng cây nhót, đặc biệt là trong mùa khô, khi quả đang phát triển và trái chuẩn bị chín, rất cần cung cấp đủ lượng nước. Điều này giúp đảm bảo sự phát triển ổn định của cây.

Phòng trừ cỏ dại: Một cách phòng ngừa cỏ dại là phủ gốc nhót bằng cỏ, rơm hoặc cành cây phân xanh để hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Ngoài ra, sau mỗi trận mưa lớn, cần xới đất để loại bỏ cỏ dại. Tiến hành làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9. Xới toàn bộ diện tích một lần mỗi vụ và xới gốc cây 2-3 lần trong một năm cũng là các biện pháp hiệu quả, để kiểm soát cỏ dại mọc tranh dinh dưỡng với cây.

Bón phân: Nên chia thành nhiều đợt bón phân cho cây nhót. Đợt bón lót mỗi hốc cần được bón lót với 5-7kg phân chuồng đã ủ hoai mục. Bón thúc cho cây con (1-2 tuổi): Bón phân thúc bao gồm đạm ure 50-100g, kali 25-50g, và supe lân 100-200g. Áp dụng bón thúc hai tháng một lần, cách gốc cây 30-50cm. Bón phân này chỉ áp dụng cho một cây trong một năm.

  • Bón thúc đợt 1: Thời điểm là cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 sau khi thu hoạch quả. Bón phân chuồng 30-50kg, đạm ure 0,5-1kg, kali sunfat 0,2-0,5kg, và lân supe 1-3kg.
  • Bón thúc đợt 2: Thời điểm là vào đầu đến trung tuần tháng 11, trước khi cây nở hoa 30 ngày. Bón đạm ure 0,5-1kg và kali 0,5-1kg.
  • Bón thúc quả vào cuối tháng 1: Bón kali 1-2kg và đạm ure 0,5-1kg.

Cách bón: Bón phân ngay sau khi tưới ẩm, đặt phân dưới hình chiếu của tán cây (theo phương thẳng đứng của tán cây). Bạn có thể xác định vị trí bằng cách sử dụng bóng tán cây vào khoảng 12 giờ trưa hàng ngày. Nên bón phân theo hốc, mỗi cây cần bón 4-6 hốc quanh tán cây. Đảm bảo rằng phân được bón sâu dưới mặt đất khoảng 10-15cm để hạn chế sự bốc hơi của phân đạm.

Cắt tỉa tán: Cây nhót là giống cây leo giàn, vì vậy khi có giàn cây sẽ sinh trưởng nhanh, um tùm. Vì vậy, người trồng nên cắt tỉa định kỳ để tạo tán gọn gàng cho cây. Tiến hành cắt bỏ những cành, lá già, khô héo để tạo độ thông thoáng cho giàn nhót, giúp cây đón đủ ánh sáng tự nhiên.

Thu hoạch nhót

Có thể thu hoạch nhót ngay từ khi còn xanh, nhiều người rất thích ăn nhót xanh bao tử. Quả nhót xanh có thể ăn kèm cùng các loại rau sống, chấm muối chẩm chéo hoặc muối ớt. Ngoài ra có thể tiến hành thu hoạch khi quả chín mọng nước, màu xanh chuyển sang vàng, đỏ. Tuy nhiên lúc này quả nhót rất mềm, dễ bị dập nên việc vận chuyển phải rất nhẹ nhàng.

Như vậy mobiAgri đã cùng bạn tìm hiểu cách trồng cây nhót đơn giản nhưng hiệu quả năng suất cao. Tuy nhiên cách trồng nhót có thể thay đổi tùy theo kinh nghiệm thực tế của người trồng.

5/5 - (1 vote)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!