Cách trồng cây trầu không đơn giản, lá xanh tốt um

Trầu không là loại cây rất gần gũi với người dân Việt Nam, loại cây này từng đi vào những áng thơ văn học nước nhà. Trầu không thường được sử dụng làm một loại dược liệu để chữa bệnh, được các cụ già nhai trầu kèm miếng cau, quẹt vôi, rễ chay. Đây là văn hóa lâu đời của người Việt, làm đen răng, chắc răng tự nhiên. Hiện nay cây trầu không được nhiều gia đình trồng để trang trí, cây dễ sống, lên xanh tốt, tạo cảnh quan đẹp. Hãy cùng mobiAgri đi tìm hiểu cách trồng cây trầu không đơn giản nhất, để khi cần đến là sẽ có ngay cây trầu xanh tốt.

Tìm hiểu đặc điểm cây trầu không

Trầu không có tên gọi khác là cây thổ lâu đằng, trầu lương, trầu cây,… Ở mỗi vùng có thể cây có tên gọi địa phương khác nhau, tên gọi khoa học của cây trầu không là  epipremnum aureum. Loại cây này có thể sống lâu năm, lá hình trái tim, xanh bóng thân cây leo có thể cao hơn 10 -20m. Cây trầu không có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, được trồng rộng rãi ở Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ.

Hiện nay có 2 loại trầu không được trồng phổ biến là trầu không quế và trầu không mỡ. Loại trầu mỡ có lá bản to hơn trầu quế. Tuy nhiên trầu quế có vị cay thơm hơn, vì vậy thường được dùng nhiều trong các dịp lễ cưới hỏi, may chay, lễ hội. Quả cây trầu không mọc thành chùm quanh thân, màu xanh đậm, tuy nhiên quả trầu ít được sử dụng.

Công dụng của cây trầu không

Trầu không có ý nghĩa phong thủy gì?

Cây trầu không mang lại sự may mắn về đường công danh, học hành cho những người trong gia đình. Ngoài ra cũng đem lại sự ấm áp và bình yên cho ngôi nhà, bao bọc gia chủ khỏi những điềm xấu, tà khí. Trong văn hóa người Việt, miếng trầu là tượng trưng của sự khởi đầu suôn sẻ, gặt hái nhiều niềm vui. Vì vậy loại cây này thường được trồng ở trước ngôi nhà, giúp đem lại may mắn, bình an cho gia chủ.

Công dụng cây trầu không trong đời sống

Cây trầu không không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn có thể trồng làm cây cảnh trong nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng cây này leo lên tường để bảo vệ ngôi nhà khỏi bụi bẩn và tạo thêm độ mát mẻ. Đặc biệt, nhờ tính kháng khuẩn mạnh mẽ, trầu không còn có khả năng lọc không khí, giúp không khí trong nhà trở nên trong lành hơn.

Công dụng của trầu không đối với sức khỏe

Lá trầu không không chỉ được sử dụng làm gia vị ăn kèm với vôi và cau, mà còn được coi là một loại thuốc dân gian vì chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Loại lá này được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh như bệnh đái dắt, táo bón, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau họng, đau lưng, cũng như giúp chống viêm và nhiễm trùng các vết thương như đứt tay, bong gân, bỏng… Ngoài ra lá trầu không cũng được sử dụng để điều chế làm sản phẩm trị mụn, đẹp da.

Chuẩn bị trước khi trồng trầu không

Vật dụng trồng: Có thể tận dụng các dụng cụ như thùng xốp, chậu trồng cây để trồng trầu không, nếu có đất vườn thì càng tốt. Nếu chọn trồng ở chậu hoặc thùng nên đục lỗ để cây thoát nước.

Đất trồng: Trầu không có thể thích nghi trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên cây trầu không sẽ phát triển mạnh ở môi trường đất mùn, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Bạn có thể trộn đất trước khi trồng với các thành phần như phân trùn quế, mùn hữu cơ, xơ dừa, tro trấu,… Tiến hành phơi ải dưới ánh nắng để diệt mầm bệnh trong đất. Nếu không sẵn các nguyên liệu trên có thể mua đất hữu cơ, được đóng sẵn và bán tại các cửa hàng, sàn thương mại.

Chọn giống trồng: Có thể trồng cây trầu không bằng 2 cách, bằng hạt hoặc ngọn cây. Tuy nhiên cách trồng bằng ngọn, cành thường phổ biến hơn, giảm thời gian trồng, lá mọc nhanh. Nếu trồng bằng ngọn hãy chọn những cành bánh tẻ, không quá già hay quá non. Cắt thành từng đoạn, có từ 10 mấu mắt trở lên.

Cách trồng cây trầu không

Để trồng cây trầu không, bạn nên đặt đoạn cây lên mặt đất và cho lá và ngọn lên trên, sau đó phủ lớp đất và dùng tay ấn chặt đoạn cây xuống khoảng 3cm. Cung cấp độ ẩm cho cây và đất bằng cách sử dụng một ít nước dạng phun sương.

Sau khi trồng, nên bảo vệ cây khỏi ánh nắng trực tiếp để tránh cháy lá bằng một tấm che. Khoảng một tuần sau, khi cây đã bén rễ và phát triển lên, bạn có thể dời tấm che để cây được phơi nắng.

Chế độ chăm sóc cây trầu không

Tưới nước: Khi trồng cây trầu không, bạn cần tưới nước cho cây đều đặn và chú ý hệ thống thoát nước để tránh tình trạng cây bị thối hoặc ngập úng. Trong mùa mưa, tưới nước khoảng 2 lần mỗi tuần và tăng tần suất tưới nước lên 3-4 lần mỗi tuần trong mùa khô.

Bón phân: Sau khoảng 3 tuần, bạn nên bón phân hữu cơ hoặc phân trùn quế cho cây, và lặp lại việc bón phân mỗi tháng. Bên cạnh đó, cần thường xuyên làm cỏ, vun xới đất để giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Làm giàn: Bạn có thể tạo giàn hoặc dùng cọc tre để hỗ trợ cho cây trầu không leo lên. Gốc của cây là nơi để dây trầu bám vào, nên cần phải đảm bảo rằng giàn hoặc cọc tre vững chắc để không bị đổ khi trời mưa gió. Ngoài ra, cây trầu không cũng có thể leo lên các loại cây trụ khác, cầu, hoặc tường gạch.

Thu hoạch lá trầu không

Sau khoảng 5 tháng trồng bằng phương pháp giâm cành, cây trầu không đã ra lá để thu hoạch. Có thể cắt tỉa lá để sử dụng theo nhu cầu. Sau mỗi đợt thu hoạch, nên tưới bón thêm phân để cây có nhiều dinh dưỡng tiếp tục ra chồi non, lá xanh to.

3.2/5 - (4 votes)

    2 Comments

    1. Hoàng minh Trang
      Tháng Mười Một 8, 2023

      Bài viết hay có ích ,người viết có thể thêm phần chống sâu bệnh cho trầu không nữa thì nội dung sẽ đầy đủ hơn

    2. mobiAgri
      Tháng Mười Một 9, 2023

      Xin chào chị Trang!
      Cảm ơn chia sẻ của chị cho mobiAgri.
      Chúng tôi xin phép tiếp nhận góp ý và sẽ bổ sung nội dung phòng trừ sâu bệnh trên cây trầu không trong thời gian tới.
      Chị cần tư vấn cho cây trồng nào có thể lên App mobiAgri chia sẻ hình ảnh và câu hỏi cho CG trên phần cộng đồng.
      Xin cảm ơn!

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!