Cách trồng cây xương khỉ đơn giản, dùng để chữa bệnh rất tốt

Cây xương khỉ là tên khá lạ với nhiều người nhưng cây bìm bịp, cây mảnh cộng thì có lẽ nhiều người sẽ biết tới. Loại cây này là dược liệu dùng để chữa bệnh ung thư, xương khớp, viêm gan,… rất hữu hiệu. Hiện nay chúng ta có thể tự trồng cây xương khỉ tại nhà, để làm nguồn dược liệu dự phòng khi cần thiết. Hãy cùng mobiAgri đi tìm hiểu cách trồng loại cây này ngay trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về cây xương khỉ

Cây xương khỉ là một loại cây thân thảo, khi trưởng thành có thể cao từ 2-3m, lá hơi thuôn và có màu xanh đậm. Hoa của cây có màu hồng hoặc đỏ, và khi nở thường rủ xuống phía dưới. Loại cây này rất dễ trồng và được tìm thấy phổ biến ở khắp các vùng trong nước.

Cây xương khỉ thường được nhân giống bằng cách giâm cành hoặc trồng trực tiếp trên đất ẩm. Trong cây xương khỉ, chúng ta có thể tìm thấy nhiều loại khoáng chất cùng với hợp chất glycerol, glycosid và cerebroside. Ngoài ra, cây còn chứa hàm lượng chất béo, chất đạm, chất xơ và canxi phong phú. Tất cả đều là những thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người.

Ở một số nơi ở miền Bắc, lá của cây xương khỉ được thu hái và sử dụng trong làm bánh gọi là “bánh mảnh cộng” (cây xương khỉ còn được gọi là cây mảnh cộng). Loài cây này có thể thu hoạch quanh năm, cả thân cây và lá đều được sử dụng làm thảo dược. Cây có vị ngọt, không chứa các chất độc hại và có nhiều tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh.

Đặc biệt, cây xương khỉ có khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến gan, có tác dụng làm mát gan, lợi mật, chữa trị vàng da, đau nhức xương khớp, viêm xoang và còn có khả năng hỗ trợ ức chế ung thư. Ngoài ra, loại cây này có thể chữa trị được nhiều loại bệnh khác, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng khi có ý kiến, đơn thuốc từ bác sĩ Đông y.

Chuẩn bị trước khi trồng cây xương khỉ

Đất trồng

Cây xương khỉ có nguồn gốc mọc hoang dại, thích nghi với nhiều kiểu môi trường. Vì vậy khả năng sống rất mãnh liệt, không quá kén đất trồng. Tuy nhiên khi đem trồng ở nhà bạn có thể chọn đất tơi xốp, trộn thêm mùn tro trấu, xơ dừa và xỉ than,… Nếu không sẵn chất liệu đất trộn, có thể tìm mua đất hữu cơ, xơ dừa nén hữu cơ để trồng cây xương khỉ.

Chọn giống trồng

Loại cây dược liệu này có thể tìm mua tại các nhà vườn hoặc website nhà vườn. Bạn cũng có thể xin giống từ những nhà trong vùng đã trồng hoặc những nơi hoang dại mọc loại cây này. Tuy nhiên cần đảm bảo cây giống, cành giống còn tươi, có đủ khả năng sống. Ngoài ra bạn có thể trồng bằng hạt giống, lựa chọn hạt chắc, mập từ những cây mẹ khỏe mạnh.

Dụng cụ trồng

Bạn có thể trồng cây xương khỉ trực tiếp ra đất vườn, đất ruộng,… Ngoài ra có thể trồng trong thùng, chậu, bao tải,… có đục lỗ thoát nước theo quy mô nhỏ.

Cách trồng cây xương khỉ đơn giản

Cách trồng cây xương khỉ bằng cành

Đầu tiên, để trồng cây xương khỉ, người trồng nên lựa chọn những cây mẹ có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, không bị nhiễm sâu bệnh. Tiếp theo, sử dụng một chiếc dao chuyên dụng để cắt cành theo đường chéo, nhằm tránh làm xước cành cây.

Sau đó, tiến hành cắt tỉa các lá già và cắm cành cây xương khỉ xuống đất theo một góc nghiêng nhất định. Để phát triển tốt, hãy tưới một lượng nước vừa đủ lên mặt đất sau khi trồng và sử dụng các khúc gỗ để tạo thành một hàng rào che chắn cho cây trong giai đoạn đầu.

Cách trồng cây xương khỉ bằng hạt

Đầu tiên, lấy hạt cây xương khỉ từ những cây mẹ khỏe mạnh và sau đó thu hoạch hạt. Tiếp theo, ngâm hạt trong nước ấm khoảng 4 đến 5 giờ. Tiến hành đào một hố và đặt hạt giống vào đó. Lấp đất vào hố và tưới nước. Khi cây đã lớn và cao khoảng từ 25 đến 35cm, có thể chuyển cây vào chậu để tiếp tục việc trồng.

Chăm sóc cây xương khỉ sau trồng

Cây xương khỉ có sức sống tốt, vì vậy khâu chăm sóc cũng không cần quá khắt khe. Bạn lưu ý đảm bảo nguồn nước tưới thường xuyên, nhất là vào mùa khô để cây tươi tốt hơn. Ngoài ra để cây xương khỉ phát triển mạnh, bạn có thể bổ sung thêm các thành phần phân hữu cơ, phân đạm. Chú ý liều lượng không cần quá nhiều, tránh cây bị ngộ độc nguồn dinh dưỡng.

Tất cả các bộ phận của cây xương khỉ đều có thể thu hoạch sử dụng. Lá và ngọn non của cây xương khỉ có thể dùng để chế biến các món ăn. Thân, cành, rễ có thể sử dụng làm dược liệu chữa bệnh ung thư, viêm gan, thoái hóa cột sống, vàng da,… Tuy nhiên liều lượng và cách sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y.

Như vậy mobiAgri đã cùng bạn tìm hiểu cách trồng cây dược liệu xương khỉ. Đây là loại cây dễ trồng, không chăm sóc cầu kỳ, nhanh mọc thành bụi lớn. Chúc bạn áp dụng kỹ thuật trồng thành công.

1/5 - (1 vote)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!