Cây chà là được trồng để làm cảnh hoặc lấy quả làm thực phẩm, loại quả giàu dinh dưỡng này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Chà là đem lại nguồn lợi kinh tế cao, chùm quả rất sai đạt năng suất. Loại cây này không quá khó trồng, kỹ thuật không yêu cầu cao. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về cách trồng cây chà là, hãy cùng mobiAgri đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu thông tin cây chà là
Chà là, có tên khoa học là Phoenix dactylifera, thuộc họ Palmae, có nguồn gốc từ Bắc Phi và được trồng phổ biến ở Hy Lạp và các quốc gia Trung Đông. Cây chà là có hình dạng giống cây dừa với thân và lá, tuy nhiên, lá của chà là dài hơn lá dừa (khoảng 4-6m) và có bẹ lá chứa nhiều gai nhọn. Thân cây chà có thể cao lên đến 40m, đường kính từ 40-60cm, và rễ có thể lan ra từ 10-15m. Tán lá của cây rộng khoảng 8m. Thời gian cây chà cần để cho trái có thể kéo dài từ 80-90 năm.
Chà là cây thích hợp trồng trên đất cát, đặc biệt là trong vùng hoang mạc như ở một số tỉnh của chúng ta. Cây chà là có khả năng thích ứng với đất cát và phát triển tốt nếu có mạch nước ngầm. Ngoài ra loại cây này cũng có khả năng chịu đựng độ mặn cao và lượng mưa hàng năm từ 250mm trở lên. Cây chà là có khả năng thích nghi tốt khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
Cây chà bắt đầu nở hoa vào tháng 2-3 và quả chín có thể thu hoạch từ tháng 8-12. Điều đáng chú ý là cây chà đã có thể cho quả khi mới 3 tuổi, tuy nhiên việc có quả hay không phụ thuộc vào việc chăm sóc cây. Dựa trên các đặc điểm sinh học của chà là, có thể thấy rằng cây này hoàn toàn phù hợp với khí hậu và đặc điểm đất của các tỉnh, đặc biệt là vùng cát ven biển như Phan Thiết.
Quả chà là có vị ngọt đậm, giàu vitamin, chứa nhiều chất xơ và chất oxy hóa chống lại bệnh tật. Vì vậy hiện nay một số nơi trên thế giới trồng loại cây này rất nhiều, chủ yếu để lấy quả làm thực phẩm. Quả của chà là mọc thành từng chùm lớn, khi chín có hình dáng như quả nho khô kích thước lớn.
Chuẩn bị trước khi trồng chà là
Đất trồng
Cây chà là có khả năng thích nghi đa dạng kiểu môi trường. Vì vậy bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại đất trồng, kể cả đất nghèo dinh dưỡng, khí hậu nóng ẩm tuy nhiên nên có mạch nước ngầm hoặc sẵn nguồn tưới. Tuy nhiên để cây phát triển tốt, cho năng suất cao nên bón thêm các thành phần phân vào đất trồng.
Chuẩn bị hố trồng
Để đảm bảo sự phát triển tốt cho cây non, cần thiết lập khoảng cách hợp lý giữa các hố trồng cây. Tốt nhất là giữ khoảng cách từ 4-6m trở lên giữa mỗi hố để tránh làm hạn chế sự phát triển của cây. Khi tiến hành đào các hố, kích thước lý tưởng là 30x30x30 để đặt cây non vào bên trong.
Chọn giống trồng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống chà là, tuy nhiên tùy theo nhu cầu trồng làm cảnh hoặc lấy quả để lựa chọn. Chà là ăn quả có thể chọn giống chà là Dubai, chà là Trung Đông. Nếu trồng làm đẹp khuôn viên, cảnh quan thì chọn trồng chà là rừng hoặc chà là cảnh.
Bạn có thể dễ dàng trồng chà là bằng 2 phương pháp, trồng bằng hạt hoặc bằng cây con. Tuy nhiên trồng bằng hạt tốn nhiều thời gian và kỹ thuật ngâm, ủ, gieo. Hầu hết thường trồng chà là bằng cây con, bởi cây giống hiện nay cũng dễ tìm mua. Bạn có thể mua cây giống chà là tại các nhà vườn uy tín hoặc đặt online từ các website nhà vườn.
Vị trí trồng
Cây chà là ưa sáng, rất cần ánh sáng tự nhiên để phát triển. Vì vậy nên trồng cây chà là ở những vị trí tiếp nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhiều nhất có thể. Như vậy sẽ kích thích cây tạo quả nhanh và sai hơn.
Kỹ thuật trồng cây chà là
Khi cây chà là đạt đủ tuổi cây giống có thể đem trồng ra hố đã chuẩn bị. Dùng dao nilon rạch nhẹ bỏ lớp nilon, sau đó đặt giữa vị trí trung tâm hố trồng, lấp đất kín gốc. Lưu ý phủ đất cao lên 3-4cm so với gốc cây con, mục đích tránh để đất bị rửa trôi bởi thời tiết. Tiến hành tưới nước ngay sau khi trồng cây chà là giống. Nếu trồng với quy mô lớn, có thể tham khảo tỉ lệ 500 cây/ha.
Chế độ chăm sóc cây chà là
Tưới nước
Cây chà là có khả năng chịu được khô hạn tốt, tuy nhiên để cây sinh trưởng mạnh, năng suất quả cao thì vẫn cần được tưới nước. Đối với những cây cao lớn việc tưới nước cần thường xuyên, nhất là giai đoạn cây ra hoa kết quả. Đối với cây nhỏ hơn thì thời gian tưới nước có thể giãn cách định kỳ.
Bón phân
Thực hiện bón thúc hàng tháng với phân vi sinh hoặc phân NPK ngay từ khi cây còn non và trong giai đoạn phát triển để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, khi cây đang trong giai đoạn ra hoa và phát triển quả, cần bón lót để tăng năng suất sinh trưởng.
Cắt tỉa cành
Cần thường xuyên cắt tỉa những cành lá già, để tạo độ thoáng cho cây. Giúp cây tập trung nguồn dinh dưỡng để ra hoa hoa, kết trái. Ngoài ra cần kết hợp làm cỏ dại nếu trồng chà là lấy quả, để giúp cây không bị cạnh tranh dinh dưỡng.
Kích thích khả năng đậu quả
Thông thường cây chà là thụ phấn tự nhiên nhờ côn trùng đưa phấn từ hoa đực sang hoa cái. Tuy nhiên cách thụ phấn này chưa đem lại năng suất cao. Hiện nay hầu hết các vùng chuyên canh đều sử dụng biện pháp thụ phấn nhân tạo, giúp tăng năng suất. Khi hoa chà là nở, thu lấy phấn hoa đực sau đó dùng bông tăm để chấm lên nhụy hoa cái.
Thu hoạch quả chà là
Chăm sóc tốt cây chà là có thể cho thu hoạch quả sau 2 năm trồng. Thời gian từ khi cây ra hoa, kết quả từ 1-2 tháng. Nếu trồng theo quy mô lớn thì thu hoạch đại trà, tuy nhiên cần chọn những chùm quả chín, ương. Còn nếu trồng quy mô nhỏ nên thu hoạch tỉa, chọn những quả chín có đủ độ mật ngọt hơn. Quả chà là có thể ăn tươi hoặc sây khô để bảo quản lâu hơn. Ngoài ra quả chà là cũng được chế biến làm siro, mứt, bánh kẹo,…
Như vậy mobiAgri đã cùng bạn tìm hiểu cách trồng chà là đơn giản, đạt năng suất cao. Chúc bạn có thể áp dụng những kinh nghiệm được chia sẻ thành công trong thực tiễn.