Cách trồng củ bình vôi đơn giản, loại dược liệu quý cho sức khỏe

Chắc hẳn ai đó sẽ lạ lẫm khi được nhắc đến cây củ bình vôi nhưng với người chơi cây cảnh thì lại khá quen thuộc. Bạn sẽ bị hạ gục bởi nét đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng của nó. Hôm nay, mobiAgri sẽ cùng bạn tìm hiểu cách trồng củ bình vôi ngay tại nhà.

Được biết đến là loại cây phong thủy trừ tà, xua đuổi ma quỷ giúp gia chủ may mắn, vượng khí nên củ bình vôi được rất nhiều người quan tâm và yêu thích. Theo phong thủy, củ bình vôi tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, bạn sẽ bất ngờ với những công dụng thần kỳ mà nó mang lại đối với sức khỏe con người. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về cách trồng củ bình vôi.

Thông tin của cây củ bình vôi

Đặc điểm hình thái

Củ bình vôi có tên khoa học là Stephania rotunda Lour, ở Việt Nam còn có các tên khác là củ một, củ mối tròn, tử nhiên, ngải tượng, cà tom. 

Cây củ bình vôi thuộc họ thân leo, có thân phình to giống bình vôi ăn trầu. Đó là đặc điểm mà nó có tên gọi củ bình vôi. Có thể bạn chưa biết, cây củ bình vôi có kích thước và hình dáng khác nhau tùy vào điều kiện khí hậu. 

Cây củ bình vôi được tìm thấy trong rừng, sống trong môi trường núi đá vôi. Cây củ bình vôi trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc có đá vôi như Hòa Bình, Lai Châu, Ninh Bình,…Củ bình vôi có lá nhỏ, hình trái tim, mọc so le có những đường gân trên mặt lá màu xanh lục. Hoa của củ bình vôi rất đặc sắc màu xanh nhạt và khá nhỏ, hoa đực và hoa cái mọc khác gốc. Phần quả khi chín có màu đỏ, hình dạng như hình cầu, bên trong hạt giống móng ngựa.

Công dụng của củ bình vôi

Củ bình vôi được sử dụng làm cảnh trong nhà, có thể đặt ở bàn học, bàn làm việc hay ban công, cửa sổ. Theo phong thủy, củ bình vôi có ý nghĩa mang lại may mắn, bình an cho gia chủ.

Củ bình vôi chiết xuất rotundin rất ít độc, hoạt chất này có thể dùng làm thuốc chữa bệnh gout, đau dạ dày, cải thiện triệu chứng mất ngủ, an thần,… Bạn có thể dùng củ bình vôi để ngâm rượu hay phơi khô nghiền nhỏ. Hiện tại, chưa có trường hợp nào bị tác dụng phụ hay ngộ độc khi ăn củ bình vôi. Tuy nhiên, trong củ bình vôi có lượng nhỏ độc tố nên bạn không nên tự ý dùng làm thuốc chữa bệnh.

Chuẩn bị trước khi trồng củ bình vôi

Thời vụ trồng

Củ bình vôi có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất vào vụ xuân, đầu mùa mưa hoặc vụ thu. Bạn sẽ không phải tốn quá nhiều công chăm sóc bởi thời tiết mát mẻ, củ ra rễ nhanh hơn. Nhiệt độ thích hợp cho cây củ bình vôi phát triển là từ 16-26 độ. Cần tránh để cây ở nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh quá vì sẽ gây hại cho cây.

Nguyên vật liệu trồng

Việc đầu tiên của bạn là mua chậu để trồng củ bình vôi, nên chọn chậu có lỗ thoát nước. Bạn có thể sử dụng chậu đất được nung bằng gốm hoặc nhựa vì các chất liệu này dễ hút ẩm, mang lại vẻ đẹp đặc sắc khi cành lá phát triển tốt.

Đất trồng

Đất thích hợp trồng củ bình vôi là đất ít chua, giữ ẩm tốt nhưng không được đọng nước mà phải có khả năng thoát nước. Bạn không nên sử dụng đất vườn thông thường để trồng củ bình vôi hoặc đất được bán sẵn. Đất trồng tốt nhất là các giá thể thiết kế riêng cho các loại cây như xương rồng, sen đá.

Giống

Cây giống củ bình vôi sau khi mang về cần để trong bóng râm, nơi khô ráo, thoáng mát. Sau đó, tách vỏ ra, loại bỏ hết tạp chất rồi đem trồng. Hoặc bạn có thể mua giống tại các cửa hàng uy tín. Các cây giống củ bình vôi khi mua về sẽ không có rễ, không có lá, hình dạng như củ khoai tây và được trồng trong đất. Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn kích thước củ bình vôi phù hợp.

Cách trồng củ bình vôi và chăm sóc

Trồng bằng củ

Bạn lấy củ bình vôi vừa mua về đặt lên đất ẩm và lấp đất ½ thân củ. Sau đó, dùng túi nilon trong suốt đục nhiều lỗ để trao đổi khí và bọc củ lại. Củ bình vôi sẽ bắt đầu ra rễ sau khoảng 20  -30 ngày.

Mách bạn cách để rút ngắn thời gian ra rễ của củ là ngâm phần gốc của củ bình vôi vào dung dịch kích thích ra rễ trong khoảng 15 phút. Định kỳ từ 7-10 ngày, tưới dung dịch kích thích ra rễ 1 lần. Một số loại chế phẩm kích thích ra rễ bạn có thể tham khảo như Regen, Humic Grin,…

Chăm sóc

– Ánh sáng: Bạn có thể trồng trong bóng râm hoặc ánh nắng trực tiếp. Tuy nhiên, ánh sáng là yếu tố quan trọng quyết định đến hình dáng cây. Nếu cây trồng trong điều kiện nhiều ánh sáng từ 6-8 giờ/ngày, cây sẽ cho cuống ngắn, lá dày và to. Nếu bạn trồng ở nơi gần như không có nắng như bàn học, bàn làm việc thì lá cây sẽ thưa thớt, nhỏ và cuống dài hơn. Cây trồng trong bóng râm sẽ rất khó phát triển, cuống dài và lá rất nhỏ.

Tưới nước: Củ bình vôi có khả năng chịu hạn tốt bởi cây có thân củ, bạn có thể tưới nước hàng ngày tùy theo từng loại đất hoặc 1 tuần tưới 1-2 lần nhằm giữ ẩm cho cây.

Bón phân: Để bộ lá phát triển xanh tốt, bạn cần bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây. Khi cây ra lá nhiều thì tiến hành bón phân lá cho cây. Hoặc bạn có thể sử dụng phân bón dạng nước Spray 1, axit humic 322, Vitamin B1,… phun định kỳ mỗi lần cách nhau từ 15-20 ngày.

Cắt tỉa: Thường xuyên cắt tỉa cành khô, lá hỏng. Việc làm này sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị bệnh do vi khuẩn hoặc nấm gây ra.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại xuất hiện phổ biến trên cây củ bình vôi là bọ trĩ, rệp sáp và nhện đỏ. Để phòng bệnh, bạn có thể sử dụng Vansi định kỳ từ 15-20 ngày/1 lần. Hoặc bạn có thể tự làm hỗn hợp gừng, ớt, tỏi để phun củ tại nhà hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Khi kiểm tra thấy nhện đỏ gây hại, bạn có thể dùng chế phẩm chuyên dụng như Ortus, SK EnSpray. Đối với bọ trĩ thì dùng có chế phẩm Radiant, Confidor, Yamida. Còn để trừ rệp sáp thì sử dụng Movento, Confidor.

Lưu ý, với gia đình có trẻ nhỏ cần đặt cây xa tầm với của trẻ bởi nếu ăn phải lá củ bình vôi có thể gây nôn.

Hi vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cây củ bình vôi. Cách trồng củ bình vôi khá đơn giản, không mất nhiều thời gian nếu bạn nắm vững kiến thức và quy trình cơ bản. Chúc bạn sẽ áp dụng trồng thành công củ bình vôi để làm đẹp cho không gian nhà của mình.

1/5 - (1 vote)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!