Hành củ là loại gia vị có mùi hơi nồng, tuy nhiên sẽ giúp tăng hương vị của món ăn và đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe. Việc trồng hành củ ta không hề khó như nhiều người tưởng. Giờ đây việc trồng hành củ sẽ đơn giản hơn nếu áp dụng theo kỹ thuật được chia sẻ ngay dưới bài viết.
Nội dung bài viết
Thời vụ trồng hành củ
Ở nước ta hành củ chủ yếu trồng 1 vụ/năm.
Miền núi, trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
Trồng trong vụ đông sớm, tốt nhất trồng từ 15/9 đến 5/10.
Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ
Trồng từ tháng 9 đến tháng 10.
Chuẩn bị trước khi trồng
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu trồng hành củ
Chuẩn bị vật liệu trồng
Vật dụng trồng có thể sử dụng như chậu/thùng xốp/khay nhựa… Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình để lựa chọn các vật dụng trồng có kích thước, chất lượng khác nhau. Vật dụng trồng cần đảm bảo thoát nước tốt, chiều cao chứa giá thể trồng từ 20 cm trở lên để cây sinh trưởng phát triển tốt. Nếu trồng chậu xốp, bạn nên khoét 6 – 8 lỗ/chậu để cây có thể thoát nước, không nên khoét lỗ quá to sẽ bị trôi đất.
Tỏi rất cần ánh nắng để phát triển. Vì vậy, chậu trồng nên đặt nơi nhiều nắng như gần cửa sổ, ban công, sân thượng… Chậu trồng tỏi cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất. Do đó, bạn nên kê cao 4 góc để cây được thông thoáng.
Chuẩn bị đất/giá thể
Đất trồng là yếu tố rất quan trọng khi bạn trồng rau trong thùng xốp. Nếu sử dụng đất trồng chứa nhiều dưỡng chất, tơi xốp,… bạn sẽ có được chậu tỏi năng suất cao, chất lượng tốt. Bạn có thể mua các loại đất sạch được đóng túi, chuyên dùng để phục vụ nhu cầu trồng rau tại nhà. Hoặc bạn có thể tự chuẩn bị đất trồng.
Cách trộn đất như sau:
Bước 1: Lót một lớp giá thể như xơ dừa hoặc các loại xơ quả để chậu cây dễ thoát nước mà vẫn giữ lại những chất dinh dưỡng tốt cho cây.
Bước 2: Cho đất thịt pha trộn với phân chuồng hoại mục, tro trấu, xơ dừa và bón lót bằng phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh hoặc phân trùn quế.
Bước 3: Cho đất trồng ra khay/chậu với độ dày khoảng 20 đến 30 cm là vừa đủ, sau đó san phẳng giá thể và tiến hành trồng.
Lưu ý: Có thể dùng một số loại phân NPK Con Cò, NPK Bình Điền… để bón lót cho hành củ.
Chọn và xử lý củ giống
Đối với cây hành củ thường được trồng trực tiếp lên luống đất, không cần qua giai đoạn vườn ươm nên việc lựa chọn củ giống và xử lý củ là rất quan trọng.
Chọn hành củ giống
Hành giống được lấy từ củ giống được thu hoạch và bảo quản từ vụ trước. Củ hành giống được chọn từ củ hành khoẻ, sạch nguồn sâu bệnh với các biểu hiện: Củ được thu hoạch từ ruộng không bị sâu bệnh, đồng đều, không có vết bệnh. Các nhánh (múi) căng đều không thối hoặc đàn hồi, màu sắc vỏ củ sáng, đúng giống.
Xử lý hành củ giống bằng hóa chất
Xử lý các củ giống bằng chất hóa học là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt nhằm hạn chế nấm bệnh. Bà con có thể dùng chế phẩm Biobus để hòa cùng nước sạch sau đó dùng bình xịt phun đều lên củ giống. Hoặc sử dụng gói Topsin và Validacin hòa cùng nước để ngâm củ giống bên trong khoảng 15 phút. Sau khi vớt củ hành giống để ráo nước thì mang trồng.
Cách trồng hành củ
Cắm các nhánh hành củ trên thùng/chậu đã được chuẩn bị giá thể theo khoảng cách 8 – 10 cm. Ấn sâu xuống đất ngập 2/3 nhánh hành củ, phủ đất nhỏ lên trên.
Đặt nông hơn hoặc sâu hơn đều hạn chế sự sinh trưởng của cây hành (đổ ngã hoặc thối hỏng).
Chế độ chăm sóc cây hành củ
Đối với hành củ trồng trong chậu có thể bón thúc 2 – 3 lần.
Thúc lần 1: Sau trồng 30 ngày tưới thúc lần 1.
Thúc lần 2: Sau trồng 60 ngày (cây bắt đầu phình củ).
Thúc lần 3: Sau khi trồng 80 ngày (giai đoạn củ phát triển).
Bạn có thể dùng một số loại phân như NPK Con Cò, NPK Bình Điền hoặc phân vi sinh, phân trùn quế… để bón thúc cho hành củ. Cách bón: Ngâm phân, hòa với nước để tưới.
Lưu ý
Sau khi trồng được khoảng 60 ngày nên ngưng việc bón phân và tiến hành tỉa nhánh. Cần thường xuyên giữ ấm đất và tưới thêm để đất có độ ẩm cần thiết. Khi thời tiết nóng, hành bắt đầu xuống củ không cần tưới nhiều nước vì sẽ khiến chất lượng củ giảm. Không thu hoạch hành củ quá sớm vì chất lượng củ không đều và năng suất kém dẫn đến giá trị kinh tế giảm sút.
Tưới nước
Cần thường xuyên kiểm tra, tưới nước định kỳ cho hành củ, không để cho cây gặp phải tình trạng thiếu nước hoặc quá úng nước. Mùa nắng hành củ cần được tưới một ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
Mùa mưa thì tùy vào thời tiết để tưới, tránh tưới quá nhiều nước khiến cây còi cọc, không sinh trưởng được. Cây hành củ khi còn nhỏ nếu gặp trời mưa cần được che chắn để tránh ngập úng. Khi thời tiết nắng nóng nên tưới cho cây 2 đến 3 lần/ngày. Vào mùa đông thường 1 đến 2 ngày mới tưới một lần. Có thể tận dụng nước vo gạo, nước rửa rau, bã cà phê, bã chè để tưới và bón cây hàng ngày.
Thu hoạch và bảo quản hành củ
Khi lá hành ngả sang màu vàng, phần cọng phía gần củ đã mềm ngả xuống đất, phần củ to và tròn đều chuyển sang màu vàng hoặc tím là có thể thu hoạch. Khi nhổ tiến hành nhổ cả khóm rũ bỏ phần đất dưới rễ buộc thành túm nhỏ mang về nhà phơi trên giàn, bờ tường nơi có nhiều ánh nắng và có lùa nhiều hành sẽ mau khô. Nếu số lượng lớn bạn cần để vào kho, trên giàn nhiều tầng.
Thu hoạch vào ngày không mưa, chọn những củ to, chắc, không bị bệnh, bó thành bó phơi khô. Để hành củ luôn được thông thoáng và khô ráo, tránh dùng túi nhựa hoặc hộp kín để bảo quản vì làm giảm sự lưu thông không khí, khiến hành củ dễ bị ẩm mốc. Bạn nên đựng hành trong túi lưới, rổ để thông thoáng.
Tuyệt đối không nên để hành củ ở những nơi có nhiệt độ quá thấp (dưới 10 độ) hoặc nhiệt độ quá cao có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Như vậy bài viết đã giới thiệu tới độc giả kỹ thuật trồng hành củ đơn giản, dễ thực hiện, giúp nâng cao năng suất, củ hành chắc. Hi vọng những chia sẻ về cách trồng hành củ trên sẽ giúp ích cho bạn khi bắt tay vào việc trồng hành củ.