Cách trồng củ lùn đơn giản đạt năng suất cao

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có tuổi thơ biết đến món ăn đồng quê dân dã từ củ lùn. Đây là loại củ ăn rất ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hiện nay, củ lùn không còn xuất hiện phổ biến như trước do vậy người trồng cũng ít đi. Nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu cách trồng củ lùn thì hãy cùng mobiAgri theo dõi bài viết sau đây.

Khái quát cơ bản về cây củ lùn

Tên khoa học của củ lùn là Calathea allouia, có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ. Ở Việt Nam, củ lùn có tên gọi khác là củ năng tàu, củ sâm lùn và thường mọc thành bụi cao khoảng 1m, có lá màu xanh dài khoảng 20-30cm. Củ lùn có cuống dài mọc thành chùm, vỏ màu vàng nhạt. 

Củ lùn thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới, trồng để lấy củ, năng suất cao. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, củ lùn bán không được giá nên nó không được trồng nhiều như trước khiến đầu ra gặp khó.

Tại Việt Nam, củ lùn được trồng nhiều ở khu vực miền Tây Nam Bộ, thu hoạch 1 lần trong năm.

Công dụng của củ lùn

Bạn sẽ bất ngờ bởi những lợi ích mà củ lùn mang lại, cụ thể:

  • Củ lùn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, canxi, photpho giúp hỗ trợ tim mạch, giảm mỡ máu, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về huyết áp.
  • Do chứa nhiều nước nên củ lùn có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, mát gan, cung cấp một lượng lớn nước cho cơ thể.
  • Trong củ lùn còn chứa thành phần chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin A,… giúp tăng đề kháng, tái tạo da, ngăn ngừa quá trình lão hóa da.

Chuẩn bị trước khi trồng

Thời vụ trồng

Củ lùn được trồng vào khoảng tháng 4 âm lịch khi bắt đầu mùa mưa và được trồng 1 vụ trong năm. Đây là loại củ dễ trồng, ít bị sâu bệnh và không mất nhiều công chăm sóc.

Đất trồng

Củ lùn là loại cây được đánh giá là dễ trồng nhất hiện nay bởi nó có thể trồng trên đất nhiễm mặn, khô hạn. Thật khó có loại cây trồng nào có thể phát triển trong điều kiện khắc nghiệt vậy. Tuy nhiên, củ lùn thích hợp nhất trồng trên đất cát, cụ thể là khu vực Tây Nam Bộ.

Chọn giống củ lùn

Cây củ lùn được trồng trực tiếp bằng củ. Vì vậy, bà con cần chọn những củ chắc khỏe và sinh trưởng tốt. Tránh chọn những củ giống bị lây nhiễm mầm bệnh từ vụ trước.

Nếu mùa trước không trồng củ lùn thì bà con có thể mua giống tại các ruộng khác về trồng.

Cách trồng củ lùn

Bà con hãy dùng một chiếc xẻng hay dụng cụ trồng cây đào hố nhỏ ở vườn có ý định trồng củ lùn. Kích thước hố rộng tùy thuộc vào chiều dài củ giống, chiều sâu tầm khoảng 5cm là đạt chuẩn. Sau khi đã đào hố, bà con đặt củ lùn nằm ngang và phủ một lớp đất cát lên trên.

Mật độ trồng: Để đảm bảo củ lùn có không gian phát triển tối đa thì khoảng cách trồng giữa các củ tầm khoảng 40-5-cm. Nếu bà con trồng củ lùn gần nhau thì đến khi thu hoạch sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, củ lùn cũng có thể được trồng xen với các cây trồng khác mà không cần chuẩn bị đất trồng riêng.

Chăm sóc cây củ lùn

Tưới nước: Cây củ lùn có khả năng chịu được điều kiện thời tiết khô hạn nên bà con chỉ cần tưới nước khoảng 2-3 lần/tuần. Với những ngày thời tiết có mưa, bà con hạn chế lượng nước đề phòng ngập nước dẫn tới bị úng và gây thối củ. Như vậy, nếu trồng trên diện tích lớn bà con sẽ không đạt năng suất và chất lượng như mong muốn.

Làm cỏ: Thường xuyên làm cỏ dại kết hợp bón phân để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây củ lùn. Xới sạch cỏ dại quanh gốc 1 lần/vụ và phơi khô tủ vào gốc cây nhằm giữ ẩm cho cây.

Phân bón: 

Vào thời điểm củ lùn nảy mầm, bà con nên bón một chút phân ure vào gốc sẽ giúp củ phát triển tốt nhất, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng củ. Đến khoảng tháng 9-10 âm lịch, bà con tiến hành rắc thêm phân kali vào gốc. Làm như vây thì năng suất củ sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Sâu bệnh hại:

  • Để phòng trừ sâu bệnh hại củ lùn, bà con cần thường xuyên thăm đồng và áp dụng tổng hợp biện pháp quản lý cây trồng như trồng giống kháng bệnh, phun thuốc bảo vệ thực vật sinh học, vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân và luân canh cây trồng hợp lý.
  • Thường xuyên theo dõi phát hiện sớm các loại sâu bệnh hại chính như sâu xám, bọ trĩ, rệp, nhện trắng, sâu hà và các bệnh hại như mốc sương, héo xanh, bệnh do virus xoăn lá. Bà con cần dùng các loại thuốc đặc hiệu phòng trừ sâu bệnh hại theo hướng dẫn trên bao bì của mỗi loại thuốc. Lưu ý, áp dụng nguyên tắc 4 đúng trong sản xuất: đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng.

Thu hoạch

Thời gian bắt đầu thu hoạch củ lùn là khoảng 6-7 tháng sau trồng, khi quan sát thất cây có hiện tượng xuống lá. Sau khi thu hoạch củ lùn có thể dự trữ trong thời gian dài lên tới 3 tháng. Để bảo quản củ lùn, bạn cần đảm bảo nhiệt độ phòng thoáng đãng, khô ráo, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn gây hại củ. Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, mối mọt.

Như vậy, cách trồng củ lùn cần đáp ứng những yếu tố cơ bản ở trên để đạt năng suất và chất lượng như mong muốn. Củ lùn có thể tự phát triển trong điều kiện khắc nghiệt, không thuận lợi và không tốn quá nhiều công chăm sóc. Vậy hãy thực hành ngày để có món ăn vừa ngon lại bổ dưỡng tốt cho sức khỏe gia đình nhé. 

1.7/5 - (3 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!