Cách trồng củ nén đơn giản cho năng suất cao

Củ nén hay còn được gọi với tên quen thuộc là hành tăm, đây là loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn người Việt. Củ nén có mùi thơm rất đặc trưng, có công dụng chữa bệnh cảm cúm, ho được sử dụng từ thời xưa. Hiện nay loại nông sản này được trồng rất phổ biến, đem lại nguồn lợi kinh tế cho nhiều hộ dân. Hãy cùng mobiAgri đi tìm hiểu cách trồng củ nén đơn giản nhất, ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Thông tin về củ nén

Củ nén được gọi với tên quen thuộc của người Việt là hành tăm. Tên khoa học của loại củ này là Allium schoenoprasum, là một loại thực vật thuộc họ Hành. Loài cây này chủ yếu được tìm thấy ở Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Thường được sử dụng làm gia vị trong chế biến món ăn và cũng có giá trị trong Đông y như một vị thuốc.Củ nén có hình dạng tương tự như cây hành hương, nhưng kích thước nhỏ hơn. Chiều cao của cây chỉ khoảng 10-30 cm và nó thường được trồng để kiểm soát sâu bệnh cho các cây trồng.

Dù kích thước của củ nén nhỏ, nhưng nó chứa một thành phần dinh dưỡng đáng kể. Củ nén có hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú. Trong 100g củ nén, chúng ta có thể tìm thấy:

  • Năng lượng: 30 kcal
  • Chất đạm: 3.27g
  • Tổng chất béo (lipid): 0.73g
  • Carbohydrate: 4.35g
  • Chất xơ: 2.5g
  • Vitamin A: 4353 IU
  • Vitamin C: 58.1mg

Ngoài ra còn có một số chất khoáng có lợi cho sức khỏe khác như: 2612mg beta-caroten, 92mg canxi, 1.6mg sắt, 42mg magiê, 296mg kali, 3mg natri,… Củ nén tuy khá nhỏ về kích thước nhưng lại chứa lượng vitamin và chất khoáng dồi dào, rất tốt cho sức khỏe, có công dụng chữa bệnh rất hữu hiệu.

Chuẩn bị trước khi trồng củ nén

Thời vụ trồng củ nén

Thời điểm thích hợp để trồng hành tăm sớm là vào tháng 8 hoặc 9, đặc biệt là trên những chân ruộng gặt sớm. Nếu trồng xen hoặc sử dụng phương pháp trồng hành tăm gối, thì thời điểm trồng thường là vào tháng 9 hoặc 10.

Thông thường, củ nén được gieo hạt vào mùa xuân, hè hoặc mùa thu. Tuy nhiên, ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, củ nén có thể chết trong mùa đông ở vùng có khí hậu lạnh ôn đới và tái sinh vào mùa xuân khi nước ấm trở lại.

Đất trồng

Đất phù hợp để trồng củ nén nên là loại đất thịt pha cát, chất đất mùn tơi bởi những loại đất này có nhiều dinh dưỡng để cho củ phát triển. Ngoài ra cũng dễ thu hoạch hơn so với đất cứng, khô. Đất trồng phải có độ tơi xốp, thoát nước tốt, đồng thời có khả năng giữ ẩm, độ pH phù hợp từ 6,5-7. Nếu bạn không có sẵn đất có thể mua đất hữu cơ hoặc các loại xơ dừa hữu cơ chuyên để trồng cây. Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng, vườn ươm, siêu thị nhà vườn hoặc đặt online. Tuy nhiên, trước khi trồng bạn có thể bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng khác như phân chuồng, phân hữu cơ, phân lân để tăng độ phì nhiêu cho đất, thúc đẩy cây củ nén phát triển năng suất hơn.

Dụng cụ trồng

Bạn có thể trồng trực tiếp ra đất vườn, đất ruộng nếu diện tích rộng và tùy thuộc theo mô hình trồng cho gia đình hay kinh doanh sản xuất. Nếu không có diện tích trồng, bạn có thể tận dụng thùng xốp, chậu trồng cây, bao xi măng để trồng củ nén tại nhà phục vụ gia đình. Yêu cầu các vật dụng trồng cây phải có lỗ thoát nước dưới đáy, tránh tình trạng ngập úng thối củ.

Giống trồng

Yêu cầu khi chọn củ giống để trồng phải bảo đảm các tiêu chí sau đây:

  • Củ nén cầm hay ấn nhẹ còn chắc tay, không bị móp, thối. Còn giữ độ giòn, mọng tinh dầu.
  • Kích thước của củ nén lớn, đường kính đạt từ 1-2cm trở lên.
  • Bề ngoài còn mới không bị dị dạng, hư hỏng hay bị sâu mọt.

Cách trồng củ nén đơn giản

Để trồng hành tăm, nên sắp xếp theo luống với khoảng cách 10cm giữa các củ. Giữa các luống, cần tạo ra các rãnh rộng khoảng 20cm. Hành tăm là loại cây ưa ẩm, vì vậy khi trồng, đất cần đảm bảo độ ẩm đủ. Nếu đất quá khô, không đáp ứng đủ, cần tưới nước thường xuyên để giúp củ nảy mầm. Sau khi hoàn tất quá trình gieo trồng, nên phủ một lớp rơm rạ hoặc xơ dừa lên bề mặt để giữ độ ẩm và hạn chế sự phát triển của cỏ khi trời mưa.

Đối với việc trồng hành tăm trong thùng xốp, cũng có thể thực hiện tương tự. Đục lỗ thoát nước trên thùng để nước tưới cây dễ dàng thoát ra. Gieo củ nén một cách đều đặn, không quá sát nhau và không quá thưa. Tưới nước thường xuyên để đảm bảo sự phát triển toàn diện của hành tăm.

Cách chăm sóc củ nén sau trồng

Tưới nước

Để củ nén phát triển, cần đảm bảo độ ẩm đủ. Khi củ nén đã có 3-4 lá, tưới nhẹ nước lên lá mà tránh tưới vào gốc cây. Nên tưới nước mỗi ngày một lần và tránh tưới vào buổi trưa. Nên tưới nước dọc theo bề mặt đất từ từ để đất có thời gian thấm nước đều.

Trong mùa mưa hoặc mùa đông, cần hạn chế việc tưới nước. Sau khi tưới nước, kiểm tra xem có nước dư không và xem khả năng thoát nước của đất để tránh tình trạng thối củ.

Bón phân

Sau trồng từ 20-30 ngày trồng tiến hành bón phân trùn quế hoặc các loại phân chuồng, phân hữu cơ. Bạn có thể sử dụng thêm các loại phân bón khác như NPK 5-10-15, phân bón lá,… sử dụng với nồng độ 1/2 hoặc pha theo hướng dẫn trên bao bì.

Tiến hành che phủ

Ngoài việc gieo trồng, cần tạo lớp phủ cho quá trình phát triển của củ nén nhằm hạn chế việc bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất và ngăn chặn sự mọc cỏ. Nếu có cỏ xung quanh, cần dọn sạch và nếu không thì nên vun xới đất để tránh cỏ phát triển. Đặc biệt trong mùa đông, nên phủ thêm tấm bìa lên trên để ngăn sương giá xâm nhập.

Tiến hành thu hoạch củ nén

Củ nén có thể được thu hoạch sau khoảng 60 ngày (2 tháng) từ khi gieo trồng. Khi thu hoạch, cắt lá củ nén sát gốc cây. Việc này giúp hạn chế cây ra hoa và tập trung vào phát triển củ. Thời gian từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch củ nén thường là khoảng hơn 200 ngày.

Khi thu hoạch, ngoài việc lấy củ, cần lấy cả gốc của cây. Nếu muốn, có thể lấy thêm lá vì lá của củ nén cũng có thể được sử dụng như hành lá tăm.

 

2/5 - (4 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!