Cách trồng đậu ngự sai trĩu quả tại nhà

Đậu ngự là một trong số các loại đậu ăn hàng ngày bổ sung dưỡng chất và tốt cho cơ thể. Đây là loại đậu dễ trồng, ít sâu bệnh hại và nhanh ra quả. Vì vậy, bạn hãy bỏ túi ngay cách trồng đậu ngự mà mobiAgri chia sẻ trong bài viết ngày nhé.

Trồng đậu ngự rất đơn giản không khó như mọi người nghĩ nên bạn có thể tận dụng không gian nhỏ như ban công, sân thượng và trồng chúng trong thùng xốp vừa có món ăn an toàn lại tốt cho sức khỏe. Đậu ngự là loại đậu khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân Việt. Nó không chỉ giàu dinh dưỡng, kích thích vị giác giúp ăn ngon hơn mà còn hỗ trợ các chứ năng của cơ thể. Để hiểu rõ hơn về đậu ngữ bạn hãy tìm hiểu ngay bên dưới nhé.

Khái quát cơ bản về đậu ngự

Đặc điểm hình thái

Tên khoa học của cây đậu ngự là Phaseolus lunatus L, thuộc họ đậu, có tên gọi khác là đậu bạc, đậu mạnh. 

Đậu ngự có thân cuốn dài 7-8m, rễ củ, tuổi thọ khoảng 2 năm hoặc lâu hơn. Lá hình trái xoan, có 3 lá chét, đầu nhọn, lá già nhẵn. Hoa đậu ngự mọc đều nhau, màu trắng lục tập trung ở phía nửa trên. Đậu ngự có quả ngắn, nhẵn bóng, dai và hơi cong, bên trong có 3-4 hạt hình trứng, màu trắng đốm vàng, nâu.

Công dụng của đậu ngự

Theo nhiều nghiên cứu thì trong đậu có dược tính làm thuốc hỗ trợ các chức năng của cơ thể. Ăn nhiều đậu rất tốt cho người tiểu đường vì nó làm giảm lượng Insulin khiến lượng đường trong máu tăng rất chậm.

Hạt đậu ngự có hàm lượng đạm cao hơn các loại ngũ cốc hạt khác từ 2-5 lần là nguồn dinh dưỡng tốt. Đậu tươi ít tinh bột, mùi thơm, nấu chín ăn rất dẻo bùi. Đậu khô thì ngược lại nhiều tinh bột hơn và không thơm và bùi như đậu tươi.

Hạt đậu ngự non có thể chế biến món ăn xào hay nấu chè. Lá đậu ngự có thể làm thức ăn chăn nuôi rất tốt. Hạt già có thể bóc vỏ để hấp cơm hay nấu chè bổ sung nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, hạt đậu ngự còn được sử dụng để làm thuốc chữa đau dạ dày, đau ruột.

Chuẩn bị trước khi trồng

Thời vụ trồng

Đậu ngự có thể trồng quanh năm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 15-21oC. Cây sẽ không phát triển được khi thời tiết lạnh, ẩm ướt và nhiệt độ trên 26 độ, tránh trồng đậu ngự vào thời tiết nóng. Thông thường, đậu ngự được trồng vào mùa thu để thu hoạch vào vụ Đông Xuân.

Chọn giống

Để tăng tỷ lệ sống và tiết kiệm thời gian bạn hãy mua hạt giống bán sẵn tại các cửa hàng uy tín. Chú ý hạn dùng của hạt giống. 

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng mảnh đất trống trong vườn hoặc bao xi măng, thùng xốp, khay chậu, bao tải để trồng đậu ngự. Lưu ý, dưới đáy dụng cụ trồng đậu ngự cần đục lỗ thoát nước.

Đất trồng và bón lót

Đất trồng đậu ngự yêu cầu phải tơi xốp, giàu chất hữu cơ và thoát nước tốt. Đất có pH từ 6-6,8. Bạn hãy tránh trồng nơi đất nhiều đạm vì sẽ chỉ tốt lá mà ít quả.

Bón lót: Trước khi trồng bạn nên trộn đất với phân chuồng hoai mục và vôi rồi phơi ải từ 7-10 ngày để tiêu diệt mầm bệnh còn tồn dư từ vụ trước.

Cách trồng cây đậu ngự

Hạt giống đã chuẩn bị chúng ta trồng xuống đất sâu 4-5cm, các hạt cách nhau 6-12cm, hàng cách hàng 48-60cm. Tại chỗ trồng bạn tiến hành đặt giá đỡ hoặc cọc. Cần tỉa bỏ những cây con yếu, chú ý cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến rễ của các cây con khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng xen với các loại cây màu khác như dưa chuột, khoai tây, ngô, rau diếp. Lưu ý, không nên trồng cùng với su hào, hành, củ cải.

Chăm sóc cây đậu ngự

Đất và nước: Đậu ngự phát triển tốt trên đất ẩm và thoát nước tốt. Nếu độ ẩm đất quá cao sẽ khiến hạt đậu giống bị nứt và không nảy mầm. Chú ý không ngâm hạt trước khi gieo và tưới quá nhiều nước sau gieo.

Tưới nước đều trong giai đoạn cây ra hoa kết quả, không tưới nước trên ngọn vào giai đoạn ra hoa có thể gây rụng hoa và quả. Nếu nhiệt độ trung bình trên 18 độ thì nên phủ một lớp rơm rạ để giữ ẩm.

Bón phân: Trong quá trình chăm sóc đậu ngự thì yếu tố cần thiết cho cây đậu ngự phát triển tốt. Đậu ngự không cần phân bón giàu nitơ bởi đậu có sự trao đổi với các vi sinh vật có lợi trong đất tạo ra lượng nitơ mà nó cần. Vì vậy, bạn cần tránh bón phân xanh và các loại phân giàu nitơ.

Xới xáo, làm cỏ: Đậu ngự sau khi nảy mầm sẽ phát triển nhanh nên tiến hành làm sạch cỏ dại và trồng dặm sớm. Khi cây đạt chiều cao khoảng 50cm thì tiến hành làm giàn cho cây leo. Làm cỏ xới xáo cần thực hiện từ 2-3 lần kết hợp bón phân.

Sâu bệnh hại: Cây đậu ngự có thể bị một số loại như rệp, bọ chét, bọ ve, rầy lá, bọ đậu tấn công gây hại. Trong đó, rầy lá và ve có thể sử dụng xà phòng diệt côn trùng để phun trừ. Cần tìm các ổ trứng và tiêu diệt chúng trước khi lây lan sang cây khác.

Đậu ngự rất dễ mắc các bệnh như thán thư, khảm lá, bạc lá. Vì vậy, bạn nên trồng giống kháng bệnh, vệ sinh vườn sạch sẽ, loại bỏ và tiêu hủy các cây bị bệnh tránh lây lan.

Thu hoạch

Tùy theo từng giống thì thời gian thu hoạch của đậu ngự sẽ khác nhau, thông thường là từ 60-90 ngày sau gieo. Dấu hiệu nhận biết quả đậu ngự có thể thu hái được là vỏ căng mọng và chắc hạt. Nếu để quả đậu quá lâu trên cây sẽ dẫn đến hạt bị bột và dai. Một mùa thu hoạch, đậu ngự cho hái quả 2-3 lần.

Cách bảo quản đậu ngự: Quả đậu ngự nếu để trong tủ lạnh sẽ được 1 tuần. Đậu ngự có thể để đông lạnh tới 3 tháng. Cân bảo quản đậu ngự nơi khô ráo, thoáng mát tránh nhiệt độ và độ ẩm cao.

Cây đậu ngự có thể trồng quanh năm và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên bạn hãy bổ sung vào bữa ăn hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh. Với cách trồng đậu ngự đơn giản ở trên, bạn hoàn toàn có thể tự tay trồng ngay tại nhà để cung câp thực phẩm an toàn và bổ dưỡng cho gia đình.

1.3/5 - (3 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!