Dưa bở là loại trái cây mùa hè có vị ngọt nhẹ, vị thơm mát rất hấp dẫn. Còn gì tuyệt vời hơn khi những ngày nắng nóng được thưởng thức cốc dưa bở dầm đường hoặc sữa đặc mềm tan, thơm nức. Giống dưa bở khá dễ trồng, không cần tốn quá nhiều diện tích hay công chăm sóc bạn vẫn có thể trồng được cây dưa bở quả to, chất lượng cao. Hãy cùng mobiAgri đi tìm hiểu cách trồng giống dưa này ngay dưới bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về giống dưa bở
Dưa bở là loại quả được thưởng thức nhiều vào mùa hè. Lớp thịt của dưa dày, mềm mịn, nhạt, ruột có vị hơi ngọt tuy nhiên khi chín già lớp ruột này không sử dụng được. Chỉ cần bóc nhẹ lớp vỏ ngoài, sọc xanh là sẽ đến lớp thịt dày có màu xanh lá non hoặc trắng, rất bở, hương thơm đặc trưng lan tỏa trong không khí. Trong Đông y, loại quả này có công dụng rất tốt giúp thanh nhiệt, tốt cho làn da, cải thiện hệ miễn dịch,… cung cấp rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Đối với những người có nhu cầu giảm cân, dưa bở là một nguyên liệu tuyệt vời. Lượng đường trong loại quả này ít, hàm lượng nước, chất xơ cùng vitamin nhiều, lượng calo thấp. Vì vậy rất an toàn cho những người có nhu cầu ăn kiêng, bạn có thể kết hợp thêm các loại quả khác để làm salad. Tuy nhiên nên lưu ý, đối với những người đang bị đau bụng đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy thì không nên ăn dưa bở.
Chuẩn bị trước khi trồng dưa bở
Thời vụ trồng dưa bở: Thời gian thích hợp để trồng loại dưa này từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch.
Ánh sáng và nhiệt độ: Giống dưa này ưa sinh trưởng trong môi trường ấm áp. Vì vậy khi trồng cần chú ý đến ánh sáng và nhiệt độ. Nhiệt độ phù hợp duy trì từ 18-28 độ và khô ráo. Nếu trồng ở nhiệt độ dưới 12 độ cây sẽ kém phát triển, còi cọc và có thể chết.
Đất trồng: Có thể trồng dưa bở trên đất ruộng, đất vườn. Tuy nhiên chất đất nên là loại đất dày nhiều mụn, khả năng thoát nước tốt. Đất có độ pH từ 6-7 là phù hợp. Nếu trồng ở nơi có diện tích lớn, nên làm luống trồng dưa để tránh bị ngập úng, tiện cho việc thu hoạch. Độ cao của luống có thể tham khảo từ 70-120 cm, rộng 60cm. Ngoài ra trước khi trồng nên tiến hành phơi ải đất để loại bỏ những mầm bệnh tiềm ẩn, làm sạch cỏ và bón thêm phân hữu cơ, phân hoai mục để tăng độ màu mỡ cho đất.
Chọn giống trồng: Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm mua hạt giống dưa bở tại cửa hàng, siêu thị hoặc mua bán online. Tuy nhiên nên chọn những cơ sở uy tín, hạt giống tốt, không để quá lâu. Có thể gieo trồng trực tiếp hạt ra đất, tuy nhiên để tăng độ nảy mầm thì bạn vẫn nên ngâm hạt trước trồng. Ngâm hạt dưa bở trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh, thời gian ngâm từ 4-5 tiếng. Sau đó rửa sạch, lọc bỏ hạt lép đã nổi lên trên. Ủ hạt dưa bở trong khăn ẩm, hàng ngày kiểm tra độ ẩm của khăn, khoảng 24 tiếng sau ủ hạt sẽ nứt nanh. Sau đó đem hạt dưa đi ươm trong khay hoặc bầu đất đã có sẵn giá thể.
Tiến hành trồng dưa bở
Cách trồng dưa bở bằng cây giống
Khi ươm hạt giống thành công, cây con mọc từ 2-3 lá có thể đem trồng. Cách trồng này có ưu điểm: Chọn lựa được những cây giống khỏe, tỉ lệ sống cao. Cách trồng này phù hợp nếu trồng tại nhà hay trồng với diện tích nhỏ, trồng trong thùng xốp, bao xi măng. Tách cây con ra khỏi khay ươm hoặc trong bầu đất đem trồng trực tiếp xuống đất đã chuẩn bị trước đó. Sau đó lấp phủ bằng đất dinh dưỡng đã trộn sẵn phủ kín rễ đến gốc cây. Tiến hành cấp ẩm bằng cách phun sương, không tưới quá mạnh khiến cây bị nghiêng đổ.
Cách trồng dưa bở bằng cách gieo hạt
Nếu bạn trồng dưa bở theo luống, diện tích lớn nên áp dụng phương pháp này. Rạch sẵn một đường dọc theo luống đất, sau đó gieo 2-3 hạt 1 hốc, phủ lên bằng lớp đất mùn mỏng. Chú ý khoảng cách giữa các hạt, không quá dày để tạo độ thông thoáng. Tiến hành tưới nước nhẹ ngay sau gieo trồng, không tưới mạnh sẽ khiến hạt bị trôi, xê dịch. Sau khi cây mọc từ 2-3 lá tiến hành tỉa bớt, trồng dặm vào những vị trí hạt không mọc.
Chế độ chăm sóc dưa bở
Cây dưa gang cần được tưới nước mỗi ngày, đặc biệt là khi cây đang ra hoa và nuôi trái. Tuy nhiên, từ giai đoạn trái dưa gang lớn đến khi chín, cần hạn chế tưới nước để tránh tốn kém chi phí và làm cho quả dưa bị thối và không ngon.
Khi cây dưa gang đã đạt độ dài khoảng 20 – 30 cm, cần lấp thêm đất vào gốc để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Nếu trồng dưa gang trong thùng xốp, cần làm giá đỡ cho cây để nó có thể leo lên. Các dây leo nên được buộc cố định để tránh làm lung lay cây.
Khoảng 15 ngày sau khi trồng, cần bón phân chuồng ủ hoại vào gốc của cây, tốt nhất là phân bò. Sau đó, tiếp tục bón phân chu kỳ cách nhau 20 ngày.
Tránh bón quá nhiều phân hóa học, vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của quả dưa gang. Khi canh thời gian bấm ngọn, cần bấm ngọn hợp lý để cây có khả năng phân nhánh nhiều hơn và ra trái nhiều hơn. Tiến hành bấm ngọn sau khoảng 15 ngày trồng, sử dụng thêm phân ure với liều lượng thấp nhằm kích thích cây phát triển nhánh. Cần phòng trừ sâu bệnh định kỳ.
Nếu có quá nhiều hoa đậu quả, cần ngắt bớt để cây tập trung nuôi 3-5 quả. Cần sử dụng rơm rạ để phủ quanh gốc cây và tỉa thưa bớt lá.
Tiến hành thu hoạch dưa bở
Sau khoảng 2 tháng trồng có thể tiến hành thu hoạch. Mỗi quả sẽ đạt trọng lượng từ 2-5 lạng, vỏ mỏng, màu xanh nhạt, vỏ có thể nứt ra. Hãy tiêu thụ sớm, vì loại quả này dễ bị dập nát. Bảo quản ở điều kiện thoáng, nhiệt độ mát mẻ. Tuy nhiên loại quả này không nên để lâu, dễ bị ủng, thối. Có thể chế biến bằng cách dầm sữa đặc, dầm đường để tăng độ ngọt, hương vị. Thêm đá vào món ăn để tạo độ tươi mát, thêm phần hấp dẫn.
Với những kinh nghiệm trồng dưa bở được chia sẻ tại bài viết, hi vọng bạn có thể áp dụng thành công trong thực tế.