Cách trồng gấc đơn giản, giàn sai trĩu quả

Cây gấc là một loại cây thân thảo, dây leo được trồng rộng rãi ở các nước Đông Nam Á và khu vực Đông Bắc Úc. Màu sắc đặc biệt của quả gấc là màu cam và đỏ, bạn có thể dễ dàng trồng gấc tại nhà sai trĩu quả với kỹ thuật vô cùng đơn giản.

Cây gấc chỉ ra trái một lần trong năm, vẻ bên ngoài của trái gấc khá xù xì bởi những chiếc gai nhọn bao bọc. Bên trong quả gấc là rất nhiều hạt màu đỏ hoặc màu cam, có lớp màng bao bọc các loại hạt này. Màu đỏ được chiết xuất từ lớp màng của hạt gấc được sử dụng làm thuốc, hỗ trợ các bệnh thiếu máu, ung thư, ngăn ngừa cholesterol. Hiện nay chiết xuất từ lớp màng hạt gấc còn được sử dụng trong thực phẩm, chế biến dầu ăn, bánh, kẹo hoặc các loại mỹ phẩm làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa,…

Tìm hiểu thông tin của cây gấc

Momordica cochinesis là tên khoa học của loài cây gấc, thuộc nhóm cây thân thảo dây leo trong họ mướp và có kỹ thuật trồng khá dễ dàng. Cây gấc có khả năng mọc lan dài lên đến hơn 15 mét khi trưởng thành. Lá gấc có hình dạng như chân vịt được chia làm 3-5 thùy. Hoa gấc nở ra có màu vàng nhạt khá đẹp mắt. Quả gấc có dạng tròn dài với nhiều gai nhỏ, khi chín sẽ có màu đỏ tươi hoặc cam. Bóc bỏ lớp vỏ xù xì gai góc bên ngoài là lớp thịt đỏ rực, thực chất là hạt gấc được bao bọc bởi một lớp màng. Thường thì cây gấc ra quả mỗi năm một lần và thường ra hoa từ mùa hè tới mùa thu.

Gấc được coi là một loại quả giàu dinh dưỡng với thành phần chứa nhiều Vitamin A và E cùng hàm lượng khoáng chất tốt cho sức khỏe. Điểm nổi bật của gấc là hàm lượng Beta Carotene rất cao, đó là tiền chất của vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ thị lực và chống oxy hóa.

Gấc còn có chất lycopene nhiều hơn gấp 70 lần so với cà chua, giúp làm mịn da và làm tươi trẻ hơn. Với những đặc tính tuyệt vời này, gấc được sử dụng làm thực phẩm, làm đẹp và chiết xuất thành dầu gấc với giá trị dinh dưỡng cao.

Chuẩn bị trước khi trồng gấc

Thời vụ trồng: Thời gian trồng gấc ở mỗi miền có sự khác nhau. Ở miền Bắc nên tiến hành trồng vào tháng 2-3 dương lịch. Ở miền Nam nên bắt đầu trồng vào mùa mưa, độ ẩm trong đất cao, nguồn nước tưới dồi dào, sẵn có.

Đất trồng: Cây gấc có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất, nên trồng trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tự trộn đất để tăng thêm dinh dưỡng cho cây, với các loại phân như phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên sử dụng vôi để bón lót và phơi ải trong vòng 7-10 ngày trước khi trồng để khử trùng đất và ngăn ngừa các bệnh hại.

Dụng cụ trồng: Nếu trồng với diện tích lớn, bạn có thể trồng gấc ở vườn hay ngoài ruộng. Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng các loại thùng, chậu, bao tải, bao xi măng đã đục lỗ thoát nước để trồng cây gấc.

Chọn giống trồng: Bạn có thể trồng gấc bằng 2 cách, bằng hạt hoặc các đoạn dây bánh tẻ. Phương pháp nào tiện lợi nhất cho bạn thì lựa chọn, nếu trồng bằng đoạn cành bánh tẻ sẽ tiết kiệm thời gian sinh trưởng của cây.

Kỹ thuật trồng gấc sai quả

Cách trồng gấc bằng hạt

Chọn những hạt giống tròn, mập mạp không chọn những hạt nhỏ dài, cong thường sẽ là những hạt đực. Trước khi đem trồng rửa lại bằng nước sạch, sau đó ngâm trong dung dịch acid sunfuric nồng độ 10% . Sau đó rửa lại với nước và ngâm trong nước ấm 40 độ,  điều này giúp hạt mềm, tỉ lệ nảy mầm sẽ cao hơn. Tiến hành trồng mỗi hốc từ 2-3 hạt gấc, sau khi nảy mầm tỉa bỏ dần những hạt không lên. Khoảng cách của mỗi hố trồng từ 4-5m. Tưới nước sau gieo trồng bằng hạt, nhằm cung cấp độ ẩm cho đất và kích thích khả năng nảy mầm của hạt.

Cách trồng gấc bằng dây gấc

Lựa chọn những đoạn dây gấc bánh tẻ, đã cắt đoạn dài từ 30-40cm. Các đầu đoạn dây gấc nên được bôi với vôi và trồng trong những bầu đất đã có sẵn giá thể. Nên trộn thêm các loại phân chuồng, xơ dừa, tro trấu trong giá thể để kích thích đoạn gấc ra rễ.

Tiến hành đem trồng ra đất khi bầu gấc đã có lá non mọc lên. Khoảng cách trồng ra đất mỗi cây cách nhau từ 4-5m.

Kỹ thuật làm giàn cho cây gấc

Để cây gấc cho nhiều quả và leo ngang quả một cách tốt, cần xây dựng giàn phù hợp để tránh bị đổ do gió và bão. Hướng dẫn dựng giàn theo một đường thẳng theo hướng gió đã chọn và sử dụng các cây như tre, tràm, bạch đàn làm cọc và giàn đỡ. Cần sử dụng chặng dây thép để tạo ra các ô có kích thước rộng 30 x 30 cm.

Theo kỹ thuật trồng gấc, khi cây dài khoảng 30-40 cm, cần theo dõi thường xuyên để hướng các ngọn leo vào giàn và để các ngọn phân tán đều trên giàn. Cần kiểm tra từng gốc cây và giữ lại gốc có nhiều quả. Vào cuối mùa hoa, cần cắt bớt các nhánh con không có hoa để tập trung sức lực cho việc nuôi quả. Ngoài ra, thường xuyên làm cỏ và xới nhẹ đất quanh gốc cây, khoảng cách từ gốc khoảng 25-30 cm, nhằm kích thích sự phát triển của rễ.

Chế độ chăm sóc cây gấc

Tưới nước: Cây gấc có nhu cầu nước tưới khá cao, nhất là trong giai đoạn mới trồng hoặc giai đoạn ra hoa tạo quả. Tuy nhiên không tưới quá nhiều sẽ khiến rễ cây gấc bị thối. Nếu tưới thiếu nước giai đoạn ra hoa sẽ khiến hoa hoặc quả non bị rụng, giảm năng suất. Nên chỉnh cho dây gấc leo ngang sẽ đạt năng suất hơn, so với việc để cây gấc leo cao theo chiều thẳng đứng. Nên tiến hành cắt tỉa lá cây, loại bỏ lá già úa để cho giàn gấc được thông thoáng, đón nhiều ánh nắng nhất.

Giống như những loại cây dây leo khác. Cây gấc có nhu cầu nước khá cao nên trong giai đoạn mới trồng, lúc cây ra hoa và tạo quả cần phải tưới đủ ẩm cho đất tuy nhiên không được để cây bị gấm nước lâu sẽ gây thối rễ.

Bón phân: Nên sử dụng phân chuồng hoai mục để bón cho cây, bón định kỳ 4 tuần/lần. Kết hợp làm cỏ dại, vun xới quanh gốc để cây không bị cạnh tranh dinh dưỡng, phát triển tốt.

Thu hoạch quả gấc

Thời gian chín của các quả gấc không đều nhau, vì vậy thu hoạch quả xen kẽ và kéo dài. Bảo quản quả gấc nơi khô ráo để được thời gian dài hơn. Ngoài ra có thể lấy hạt quả gấc hút chân không và để ngăn đông lạnh, đây là cách bảo quản được lâu.

Như vậy bạn đã cùng mobiAgri đi tìm hiểu cách trồng cây gấc đơn giản nhất. Bạn có thể tự trồng được giàn gấc sai trĩu quả tại nhà, dùng làm nguyên liệu để đồ xôi, làm dầu gấc,…

1.5/5 - (2 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!