Cách trồng gừng trong chậu cho thu hoạch củ mỏi tay

Cách trồng gừng trong chậu cho thu hoạch củ mỏi tay

Gừng là cây gia vị quen thuộc trong mỗi gian bếp của người Việt. Việc trồng gừng tại nhà, đặc biệt là trong chậu không chỉ giúp bạn có nguồn gừng sạch, an toàn mà còn là một cách tuyệt vời để tăng thêm không gian xanh cho ngôi nhà. Để trồng gừng thành công, mobiAgri sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng gừng trong chậu tại nhà, từ khâu chuẩn bị đến chăm sóc, thu hoạch và bảo quản.

Lợi ích khi trồng gừng trong chậu

Lợi ích khi trồng gừng trong chậu
Lợi ích khi trồng gừng trong chậu

Dễ dàng kiểm soát môi trường trồng gừng

Trồng gừng trong chậu giúp bạn dễ dàng kiểm soát môi trường trồng, từ đất, nước, ánh sáng đến việc phòng trừ sâu bệnh cho cây. Điều này rất quan trọng đối với những người sống ở khu đô thị hoặc không có vườn rộng để trồng.

Tiết kiệm không gian

Nếu gia đình bạn chỉ có không gian nhỏ như ban công, sân thượng hoặc một góc nhỏ nhà bếp vẫn có thể trồng gừng do chậu cây dễ di chuyển, linh hoạt và không chiếm nhiều diện tích.

Tính thẩm mỹ cao

Trồng gừng ngoài việc dùng để cung cấp gia vị tươi ngon cho bữa ăn gia đình. Việc trồng gừng còn mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho không gian sống. Một chậu gừng với lá xanh mướt, thơm nhẹ sẽ làm không khí trong lành và dễ chịu hơn.

Chuẩn bị trước khi trồng gừng

Chọn giống gừng

Khi chọn giống gừng để trồng bạn nên chọn củ gừng tươi, không bị thối, vỏ màu vàng sáng và có vài mắt mầm. Gừng càng nhiều mắt mầm thì khả năng nảy mầm càng cao.

Chuẩn bị trước khi trồng gừng
Chuẩn bị trước khi trồng gừng – Chọn giống gừng

Chuẩn bị chậu trồng

Chọn chậu có kích thước phù hợp với không gian trồng, chiều sâu và rộng tối thiểu từ 30-40 cm. Chậu cần có lỗ thoát nước để tránh gây ngập úng khiến thối củ.

Đất trồng gừng

Gừng thích hợp với loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng đất trộn sẵn từ các cửa hàng cây cảnh hoặc tự trộn đất với hỗn hợp đất vườn, phân hữu cơ và cát theo tỷ lệ 2:1:1. Đảm bảo đất có độ pH từ 6.0-6.5 để gừng phát triển tốt nhất.

Ngâm mầm gừng

Trước khi trồng, bạn nên ngâm củ gừng trong nước ấm từ 30-35°C, thời gian khoảng 2-4 giờ để kích thích mầm phát triển. Sau đó, đặt củ gừng ở nơi thoáng mát trong khoảng 1-2 ngày để mắt mầm phát triển.

Cách trồng gừng bằng củ

Bước 1: Đặt gừng vào chậu

Đặt củ gừng ngang mặt đất, mắt mầm hướng lên trên. Nếu củ gừng lớn, bạn có thể cắt thành từng đoạn nhỏ, mỗi đoạn có ít nhất một mắt mầm. Sau đó, phủ một lớp đất mỏng lên trên củ gừng (khoảng 2-3 cm).

Cách trồng gừng bằng củ
Cách trồng gừng bằng củ

Bước 2: Tưới nước

Sau khi trồng gừng bạn tưới nước nhẹ nhàng để đất ẩm đều. Lưu ý, không tưới quá nhiều nước trong giai đoạn này để tránh làm thối củ.

Bước 3: Đặt chậu ở nơi có ánh sáng vừa phải

Gừng ưa ánh sáng nhẹ, do đó hãy đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng gián tiếp hoặc nơi râm mát. Tránh đặt chậu gừng dưới ánh nắng trực tiếp vì có thể làm héo lá và giảm sự phát triển của cây.

Bước 4: Bón phân

Sau khoảng 2-3 tuần trồng cây bắt đầu nảy mầm, bạn có thể bón phân hữu cơ hoặc phân trùn quế để bổ sung dinh dưỡng. Bón phân định kỳ 2-3 tuần/lần để cây phát triển mạnh mẽ và cho củ to, chất lượng tốt.

Cách chăm sóc gừng trong chậu

Cách tưới nước

Gừng là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Vì vậy, bạn cần tưới nước đều đặn nhưng tránh tưới quá nhiều. Vào mùa khô, bạn cần tăng cường tưới nước để đảm bảo đất luôn ẩm nhưng không ngập úng.

Cách chăm sóc gừng trong chậu
Cách chăm sóc gừng trong chậu

Kiểm soát sâu bệnh

Gừng trong chậu ít bị sâu bệnh hơn gừng trồng ngoài vườn, tuy nhiên vẫn cần kiểm tra cây thường xuyên. Cây gừng có một số loại sâu bệnh phổ biến như sâu cuốn lá, rệp, nấm. Khi phát hiện sâu bệnh, bạn có thể sử dụng các biện pháp hữu cơ như dung dịch tỏi, ớt hoặc dầu neem để phòng trừ.

Cắt tỉa lá khô

Thỉnh thoảng, bạn cần cắt tỉa các lá gừng khô hoặc héo để tránh sâu bệnh phát triển và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ.

Bổ sung phân bón

Trồng gừng trong chậu cần được bón phân bổ sung định kỳ để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của cây. Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ tự ủ, phân chuồng hoai mục, hoặc phân hữu cơ dạng lỏng để tưới cây.

Cách thu hoạch củ gừng

Thời điểm thu hoạch

Sau khoảng 8-10 tháng trồng là có thể thu hoạch gừng.

Cách nhận biết: khi cây bắt đầu vàng lá và héo dần, đây chính là dấu hiệu củ gừng đã đủ lớn và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thu hoạch gừng non, có thể thu hoạch sau khoảng 4-5 tháng khi cây vẫn còn xanh tốt.

Khi thu hoạch nhẹ nhàng nhấc cây ra khỏi chậu, rũ sạch đất xung quanh củ. Sau đó, cắt bỏ phần lá và rễ con, chỉ để lại phần củ. Những củ gừng to, mập, vỏ sáng màu là những củ có chất lượng tốt.

Cách thu hoạch củ gừng
Cách thu hoạch củ gừng

Bảo quản gừng

Sau khi thu hoạch, bạn có thể sử dụng gừng tươi ngay hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Nếu muốn bảo quản lâu dài, bạn có thể phơi khô hoặc cắt lát, sấy khô gừng và cất giữ trong hũ kín.

Những lưu ý khi trồng gừng trong chậu

Chọn giống gừng phù hợp

Trên thị trường có nhiều giống gừng khác nhau như gừng ta, gừng lùn, gừng Thái Lan. Do đó, bạn có thể chọn giống gừng phù hợp với mục đích sử dụng, điều kiện trồng trọt và sở thích cá nhân.

Thời vụ trồng

Gừng thích hợp trồng vào đầu mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. Điều kiện thời tiết ấm áp, độ ẩm cao sẽ giúp gừng nhanh nảy mầm và phát triển nhanh và mạnh.

Chăm sóc định kỳ

Để cây gừng phát triển tốt, bạn cần chăm sóc định kỳ, theo dõi sự phát triển của cây và kịp thời xử lý các vấn đề về sâu bệnh, thiếu dinh dưỡng hay nước.

Trồng gừng trong chậu là một cách trồng đơn giản để có nguồn gia vị tươi ngon ngay tại nhà. Với những hướng dẫn chi tiết trên, bạn hoàn toàn có thể tự trồng và chăm sóc cây gừng tại nhà một cách hiệu quả và dễ dàng. Điều nay Không chỉ mang lại lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe, mà còn là một trải nghiệm thú vị trong việc làm vườn, giúp bạn gần gũi hơn với thiên nhiên.

Biên tập bởi mobiAgri

5/5 - (1 vote)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!