Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là loại cây có thể sinh trưởng và phát triển ở mọi điều kiện thời tiết. Với cách trồng khổ qua đơn giản bạn sẽ dễ dàng thực hiện và thu hoạch ngay tại nhà.
Khổ qua là một loại rau quả được sử dụng trong nhiều món ăn truyền thống tại Việt Nam. Để trồng khổ qua, bạn cần chú ý đến việc chọn giống và đất trồng thích hợp, cũng như cách chăm sóc và bảo vệ cây khỏi các loại bệnh và sâu bệnh. Trong bài viết này, mobiAgri sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về cách trồng khổ qua hiệu quả tại nhà.
Nội dung bài viết
Giới thiệu về cây khổ qua
Cây khổ qua hay còn gọi là cây mướp đắng là cây trồng của vùng nhiệt đới. Hiện nay, trên khắp thế giới, đặc biệt là các nước châu Á đều trồng khổ qua. Ở Việt Nam, đây không chỉ là thực phẩm được sử dụng trong các bữa ăn ngày hè mà còn là bài thuốc điều trị nhiều căn bệnh thời đại.
Nếu như muốn trồng khổ qua trong diện tích nhà không có sân vườn, bạn vẫn có thể tận dụng sân thượng hoặc ban công để trồng giàn khổ qua. Cách trồng khổ qua cũng vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả mang đến chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.
Mướp đắng trồng tháng mấy
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên năng suất khi trồng cây mướp đắng đó chính là thời vụ. Việc gieo trồng đúng thời vụ đảm bảo được sự sinh trưởng tốt nhất cho cây. Hiện tại, ở miền Bắc, thời vụ trồng mướp đắng trồng thích hợp từ khoảng tháng 3 cho đến khoảng tháng 9 hàng năm. Và thời gian thu hoạch cũng rơi vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm. Sau khoảng thời gian này, nếu bạn trồng vào mùa đông, nhiệt độ quá thấp cũng khiến hạt khó nảy mầm hoặc cây dễ mắc các bệnh sâu hại hơn.
Cách trồng khổ qua từ hạt đúng kỹ thuật
Ưu điểm của cách trồng mướp đắng từ hạt
Với cách trồng mướp đắng từ hạt, bạn sẽ thu hoạch quả trong suốt nửa năm. Đặc biệt, so với những loại cây leo giàn khác, khổ qua rất dễ sinh trưởng và nhẹ công chăm sóc. Không chỉ thu hoạch được những quả mướp đắng an toàn, không dư lượng thuốc trừ sâu lại tốt cho sức khỏe, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí khi phải mua loại quả này ngoài chợ.
Ngoài ra, khi trồng một giàn mướp đắng, bạn sẽ tạo nên bóng râm cho căn nhà và phút giây chăm sóc cây cũng sẽ giúp bạn có thời gian thư giãn tối đa.
Chuẩn bị trồng mướp đắng
- Hạt giống: Đây là yếu tố quan trọng để bạn sở hữu được một giàn mướp đắng khỏe mạnh, sai quả. Bạn nên chọn mua hạt giống ở các cửa hàng uy tín, hạt chắc mẩy, không bị lép.
- Đất trồng: Đất trồng nên là đất tơi xốp, có trộn thêm phân chuồng hoặc trấu, mùn để tăng độ tơi xốp.
- Thùng xốp: Thùng trồng nên là thùng cỡ lớn, có thể đựng tới 18kg đất. Như vậy, cây mới có đủ dinh dưỡng để phát triển được tối đa.
- Cọc tre, cọc gỗ, dây… để làm giàn.
Kỹ thuật trồng khổ qua tại nhà
Trước hết, hạt giống sau khi mang về bạn ngâm trong nước ấm khoảng 30 độ trong khoảng 8 tiếng. Sau đó, bạn vớt hạt ra để ráo nước và ủ trong khăn ẩm qua đêm. Khi thấy phần hạt đã tách vỏ, bạn bắt đầu đem đi gieo trồng. Bạn đào một hố vừa đủ, gieo hạt giống xuống và phủ lên bên trên một lớp đất mỏng và lớp mùn đất. Mỗi lỗ bạn gieo khoảng hai hạt, khoảng cách giữa các lỗ khoảng 30cm.
Sau khoảng 10 ngày, hạt giống sẽ bắt đầu nảy mẩm. Lúc này bạn cần tưới nước thường xuyên và duy trì nhiệt độ ở mức ổn định để cây phát triển tốt. Khi cây được khoảng 3 tuần, chúng đã cao khoảng 15cm và có khoảng 2 cặp lá. Bạn đợi tới khi cây mướp đắng tiếp tục cao khoảng 25cm và có khoảng 3 cặp lá, bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì có thể chuyển cây sang chậu lớn và tiến hành làm giàn cho cây leo.
Cách chăm sóc khổ qua sau khi trồng
Sau khi trồng, cây con đã bắt đầu leo giàn, bạn cần chăm sóc để cây luôn phát triển tốt nhất.
Tỉa cành
Khi cây leo đến đỉnh của giàn, bạn cần tiến hành cắt tỉa hoặc ngắt bớt những nhánh nhỏ, nhánh còi cọc hoặc những lá bàng úa. Việc tỉa cành giúp cây tập trung dinh dưỡng để nuôi những nhánh chính.
Ánh sáng
Cây khổ qua ưa ánh sáng, do đó bạn cần chú ý trồng cây ở khu vực hứng được nhiều ánh nắng, tối thiểu khoảng 6 tiếng/ngày.
Bón phân
Khi mới trồng cây bạn cần tiến hành bón lót và sau đó là bón thúc vào giai đoạn cây ra hoa.
Cứ khoảng 1 tuần, bạn lại bón thúc cho cây bằng DAP và Ure. Tuy nhiên trước thời điểm cây rộ hoa, bạn nên dừng phun phân bón lá.
Phòng bệnh
Cây khổ qua rất ít sâu bệnh nhưng bạn nên đề phòng bọ trĩ, rầy xanh, ruồi đục quả… Với mỗi loại bệnh, bạn có thể sử dụng các loại thuốc phù hợp để phun lên cây.
Tóm lại, trồng khổ qua là hoạt động đơn giản và dễ thực hiện, phù hợp với nhiều loại đất và thời tiết khác nhau. Để có được vụ thu hoạch đạt hiệu quả cao, chúng ta cần chú ý đến cách chăm sóc, tưới nước và phân bón đúng cách. Dồng thời đảm bảo kiểm soát sâu bệnh hại để tránh thiệt hại cho cây trồng. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm cần thiết để trồng và chăm sóc cây khổ qua tốt nhất.