Cây khoai môn đã và đang là loại cây trồng xóa đói giảm nghèo cho bà con bởi đây là loại cây dễ trồng, ít công chăm sóc nhưng mang lại giá trị kinh tế cao. Để trồng khoai môn cho năng suất, chất lượng tốt thì bà con hãy cùng MobiAgri tìm hiểu bài viết dưới đây.
Khoai môn không những là loại củ dễ ăn thích hợp cho mọi đối tượng mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Cách trồng khoai môn rất đơn giản và dễ thực hiện, bà con hoàn toàn có thể trồng ngay để mang lại thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa. Nếu bà con đang có kế hoạch trồng khoai môn lấy củ thì hãy theo dõi kỹ nội dung sau đây để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nội dung bài viết
Vài nét cơ bản về cây Khoai môn
Đặc điểm hình thái
Cây Khoai môn có tên khoa học là Colocasia esculenta (L.) Schott, thuộc họ Ráy, có nguồn gốc từ vùng Ấn Độ, Bangladesh, có tên gọi khác là khoai sọ, khoai nước. Cây khoai môn thuộc cây thân thảo, cao từ 0,5-1m, thân phát triển thành củ. Phần thân trên mọc thành nhiều bẹ lá xếp lại với nhau. Lá khoai khá rộng hình tam giác và lõm sâu vào trong.
Hoa mọc theo chùm và tới cuối giai đoạn sinh trưởng mới nở hoa. Cây khoai môn mọc thành bụi, có khá nhiều củ. Thông thường chúng chỉ có 1 củ cái và nhiều củ con xung quanh. Vỏ củ xù xì màu xám hoặc tìm tùy giống.
Công dụng của khoai môn
Trong khoai môn có hàm lượng canxi, magie tương đối cao giúp bổ sung canxi và thúc đẩy hấp thụ canxi trong cơ thể. Chất nhầy trong khoai môn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, khoai môn giúp ngăn ngừa ung thư.
Khoai môn giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Ăn nhiều khoai môn còn bảo vệ răng vì chúng chứa nhiều flo, đây là thành phần quan trọng của răng, từ đó ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Kỹ thuật trồng cây Khoai môn
Thời vụ trồng
Cây khoai môn có thể trồng quanh năm, ở khu vực chủ động nước tưới. Tuy nhiên, thời điểm trồng khoai môn cho năng suất cao nhất là vụ Đông Xuân, có thể gieo trồng từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Giống
Khoai môn được nhân giống bằng củ, nên bà con cần chọn củ tốt. Những củ khoai môn chọn làm giống là củ cấp 1, cấp 2, trọng lượng mỗi củ từ 20-30g, không bị thối, vỏ có nhiều lông.
Trước khi trồng bà con cần giâm củ giống khoai môn trong cát ẩm ở góc nhà ít ánh sáng để mọc mầm. Củ giống phải có mầm to và có vài sợi rễ ngắn khoảng 0,5-1cm.
Mật độ trồng
Bà con nên chọn mật độ trồng phù hợp dựa vào chủng loại giống, điều kiện đất đai. Với giống dạng khóm đứng, đẻ nhiều nhánh thì mật độ trồng sẽ dày hơn dạng xòe. Mật độ thường được trồng là 40.000 – 50.000 cây/ha, hàng cách hàng, cây cách cây 60x40cm. Hoặc trồng với mật độ 25.000-35.000 cây/ha, hàng cách hàng, cây cách cây là 60x50cm.
Chuẩn bị đất trồng
Cây khoai môn có đặc tính bộ rễ nông nên đất trồng cần đảm bảo độ tơi xốp, nhiều mùn. Đất trồng cần được cày bừa kỹ, phơi ải ít nhất 15-20 ngày, bón lót phân và vôi bột để xử lý mầm bệnh. Sau đó, tiến hành lên luống đôi hoặc luống đơn, cao 20 – 30cm, rộng khoảng 1m và rãnh 30cm.
Nếu bà con trồng trên ruộng nước thì cần làm đất thật nhuyễn trước khi trồng khoai môn.
Kỹ thuật trồng cây Khoai môn
Đầu tiên, bà con tiến hành đào hố, sau đó đặt củ giống giữa hố theo hướng thẳng đứng, sau khoảng 5-7 cm và đặt mầm chính hướng lên. Tiếp theo, lấp đất kín củ 1 lớp dày 3-5cm. Ngoài ra, bà con nên phủ rơm rạ hay cỏ khô phủ lên trên bề mặt luống để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại. Nếu có điều kiện thì nên dùng màng phủ để trùm lướng lại, khi chồi mọc lên thì dùng dao khoét lỗ vừa phải để cây có điều kiện phát triển tốt hơn.
Chăm sóc cây Khoai môn
Tưới nước: Thường xuyên tưới nước giữ ẩm đất để củ khoai giống mới trồng nảy mầm đều. Bà con chú ý, giai đoạn khoai môn cần nhiều nước nhất là khi cây được 5-6 lá cần tưới đủ nước nếu không sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây sau này.
Làm cỏ: Khi cây có 2-3 lá cần làm cỏ lần 1, xới nhẹ trên bề mặt tránh ảnh hưởng đến rễ nhằm hạn chế cỏ dại. Đợt 2 làm cỏ khi cây 4-5 lá kết hợp bón thúc, xới xáo vun cao đất quanh gốc. Đợt 3 tiến hàng khi trồng được 5 tháng, cắt tỉa bớt nhánh cây, mỗi khóm chỉ để 102 nhánh, làm sạch cỏ dại và vun cao gốc.
Bón phân: Chuẩn bị lượng phân bón trên 1 ha: 10 – 15 tấn phân chuồng ủ hoai, + 130 – 150 kg Đạm, 150 kg lân, 180 kg Kali và 1 tấn vôi.
Thời điểm bón chia làm 1 lần bón lót và 2 lần bón thúc, cụ thể như sau: Bà con bón lót trước khi trồng toàn bộ phân chuồng, vôi bột và lân. Bóc thúc lần 1 khi cây được 2-3 lá thật với lượng 50% đạm và 305 kali. Bón thúc lần 2 nốt lượng phân còn lại khi cây bắt đầu hình thành và phát triển củ sau 50-65 ngày sau trồng.
Bón thúc cho cây cần chú ý kết hợp làm cỏ để cây khoai môn có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng trong đất.
Sâu bệnh hại:
Sâu xanh: Để phòng trừ sâu xanh ăn hại lá, bà con có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc Brightin, Actimax, Permicide.
Rầy mềm: Thường gây hại vào cuối vụ, chích hút dinh dưỡng, truyền các bệnh virus. Để tiêu diệt rầy mềm, bà con có thể dùng Thiamax, Permicide.
Nhện đỏ: Để phòng nhện đỏ gây hại làm héo hoặc chết cây, bà con phun phòng 1 trong các loại thuốc Brightin, Actimax, Secure.
Bệnh cháy lá: Triệu chứng bệnh xuất hiện đốm tròn 1-2cm, đốm nâu trên lá, bênh lớn dần làm cháy lá. Để phòng bệnh cần làm sạch cỏ, sử dụng giống sạch bệnh. Bà con có thể dùng 1 trong các loại thuốc để trị bệnh như Eddy, Norshield, Phytocide
Bệnh thối củ: Triệu chứng củ bị thối, mùi hôi, lá vàng, cây héo rồi chết. Để phòng bệnh thối củ bà con cần xử lý kỹ giống và đất trước khi trồng, chú ý luân canh.
Thu hoạch
Thời gian thu hoạch khác nhau giữa các giống và kỹ thuật trồng. Thông thường, khoai môn được thu hoạch sau 10-12 tháng, khi mà lá cây khoai héo rũ, tàu lá lụi dần.
Khi thu hoạch tránh làm củ dập nát, xây xước, củ không cần rửa. Sau khi thu hoạch củ khoai môn, bà con tiến hành bảo quản khoai môn nơi cao ráo, thoáng mát, có quạt thông gió là tốt nhất.
Tóm lại, cách trồng khoai môn khá đơn giản mà đem lại hiệu quả kinh tế cao phải không nào. Nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nên chúng luôn được mọi người ưa chuộng. Nếu còn phân vân chưa biết trồng cây gì thì bà con có thể lựa chọn trồng khoai môn giúp cải thiện thu nhập, tốt cho sức khỏe.