Thời gian gầy đây, có rất nhiều người quan tâm đến cây sâm đất bởi nó mang lại giá trị kinh tế cao, thường sử dụng trong đông y và ngành công nghiệp dược phẩm. Hiểu được điều đó, mobiAgri sẽ chia sẻ đến bạn cách trồng khoai sâm đất đơn giản dưới đây.
Hình dáng bên ngoài của củ khoai sâm đất rất giống khoai lang nhưng bên trong màu vàng nhạt, thơm như nhân sâm, ngọt mát như quả lê. Nó được biết đến là loại thảo dược với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vì thế, khoai sâm đất nếu được đầu tư một cách bài bản sẽ mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng. Để biết thêm nhiều kiến thức về loại cây này cũng như cách trồng khoai sâm đất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.
Nội dung bài viết
Khái quát chung về khoai sâm đất
Đặc điểm hình thái
Tên khoa học của khoai sâm đất là Smallanthus sonchifolius, họ Cúc, có tên gọi khác là Hoàng Sin Cô, Yacon và có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Khoai sâm đất là cây thân thảo, mọc đứng cao khoảng 0,6m. Lá khoai sâm đất hình trái xoan, chóp nhọn, phiến lá dày, cuống rất ngắn, 2 bề mặt lá có lông to. Hoa sâm đất màu hồng, mọc thành chùm thưa ở các nhánh và nhọn, thường nở hoa vào tháng 6-7. Quả sâm đất có màu xám tro hoặc đỏ nâu khi chín.
Trước đây, khoai sâm đất mọc tự nhiên ở trong rừng tỉnh Lào Cai. Về sau cây được phát hiện những tác dụng bất ngờ nên đã bắt đầu trồng khoai sâm đất ở nhiều nơi để thu hoạch củ.
Công dụng của khoai sâm đất
Củ khoai sâm đất có hình dáng tương đối giống khoai lang có vị ngọt mát như quả lê không những có thể ăn sống được mà còn sử dụng trong chế biến nhiều món ngon luộc, xào tỏi,… để kích thích tiêu hóa. Canh rau lá khoai sâm đất có vị ngọt hơi giống mồng tơi nhưng không nhớt giúp giải nhiệt, mát gan.
Bên cạnh đó, khoai sâm còn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tất cả các bộ phận lá, thân, củ, rễ đều có thể dùng để làm thuốc quý trong Đông y. Củ càng to thì bán sẽ càng được giá.
Củ khoai sâm có vị ngọt mát giúp chữa đau răng, cảm mạo, nhiễm trùng đường tiểu, cao huyết áp, hỗ trợ tiểu đường, hạ đường huyết, bệnh gan, ra nhiều mồ hôi, cơ thể suy nhược, làm đẹp da. Ngoài ra, người ta còn dùng củ sâm đất để ngâm rượu thuốc giúp bồi bổ cơ thể.
Chuẩn bị trước khi trồng
Thời vụ trồng
Cây khoai sâm đất sinh trưởng và phát triển tốt khi có thời tiết mát mẻ nên thường được trồng vào từ tháng 5-6. Tuy nhiên, bạn cũng có thể trồng sớm hơn là tháng 3.
Đất trồng
Đất thích hợp trồng khoai sâm là đất màu mỡ, thoát nước tốt. Để tăng cường dinh dưỡng trong đất bạn nên phối trộn với một số phân hữu cơ hoai mục với tỷ lệ 80% đất, 10% tro trấu và 10% phân chuồng hoai mục. Để hạn chế mầm bệnh phát sinh, bạn có thể rắc vôi bột quanh đất trồng trước khi trồng 15 ngày.
Kỹ thuật trồng khoai sâm đất
Có rất nhiều cách trồng và nhân giống cây khoai sâm đất, bạn có thể trồng bằng hạt hoặc từ củ giống. Mỗi phương pháp sẽ khác nhau sẽ có cách chăm sóc khác nhau cho phù hợp.
Trồng bằng hạt
Để hạt giống khoai sâm đất đạt tỷ lệ nảy mẩm cao thì cần ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 6-8 tiếng, với ra để ráo. Tiếp theo, bạn dùng que nhọn đục lỗ sâu 1cm rồi gieo hạt xuống, mỗi lỗ đặt từ 2-3 hạt, sau đó lấp đất. Bạn nên dùng lưới che nắng 1 phần cho luống gieo.
Trồng bằng củ giống
Đầu tiên bạn chọn hom giống từ thân hoặc củ cây mẹ. Chọn hom giống từ gốc đến cành bán tẻ của thân, chú ý không lấy củ mà phần ngọn quá non vì sẽ dễ bị thối gốc khi giâm.
Bạn chú ý cắt hom giống cần sử dụng những vật dụng sắc bén để không làm dập nát. Hom giống được cắt từ thân của sâm đất có ít nhất là từ 3-4 mắt lá và dài 10-20cm, chỉ chừa lại ⅓ lá trên hom và sau đó bạn tiến hành giâm chúng vào luống. Bạn làm luống rộng 1,2m, cao 10-20cm và khoảng cách giữa các cây 15-20cm. Trong thời gian 10-15 ngày thì hom giống bắt đầu ra rễ, lúc này bạn có thể mang ra trồng.
Chăm sóc khoai sâm đất
Tưới nước: Mặc dù việc chăm sóc sâm đất tương đối đơn giản nhưng nếu thiếu nước nó sẽ héo úa rồi chết. Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý tưới nước thường xuyên cho cây vào giai đoạn mới trồng.
Bón phân: Yếu tố cần thiết cũng vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây đó chính là phân bón. Nếu không bón phân cây sẽ còi cọc, không phát triển. Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu cơ hoặc có thể tận dụng phân gà, vịt, bò,…
Làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh: Kết hợp với việc bón phân bạn cần thường xuyên nhổ cỏ dại, cắt tỉa lá già, thu gom và xử lý sâu bệnh. Đồng thời, thường xuyên thăm vườn để kịp thời phòng chống côn trùng, dịch hại bằng cách che chắn bằng lưới rào hoặc bẫy lồng.
Thu hoạch
Tùy vào khả năng chăm sóc mà thời gian thu hoạch khoai sâm đất sẽ khác nhau. Thông thường khi cây cao đạt khoảng 20-30cm thì có thể tiến hành hái lá bằng cách cắt thân chồi lá non.
Bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón phân trùn quế hoặc phân chuồng hoai mục sau khi thu hoạch để kích thích cây ra lá mới. Và hàng năm nên trồng mới thay thế.
Củ khoai sâm đất có giá thành không cao nhưng nhiều người vẫn muốn trồng để vừa đảm bảo an toàn lại luôn có sẵn để dùng. Hi vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức về cách trồng khoai sâm đất đúng kỹ thuật, đạt năng suất cao. Ngoài ra, bạn có thể cập nhật kỹ thuật trồng các loại cây khác trên website của chúng tôi.