Cây nghệ đã khá quen thuộc trong đời sống của người dân Việt. Loại cây này thường được trồng để lấy củ, làm nguyên liệu để sản xuất dược liệu, mỹ phẩm hoặc nấu ăn. Tính ứng dụng của củ nghệ rất cao, vì vậy được trồng rất phổ biến. Bạn có thể dễ dàng trồng nghệ tại nhà, rất sai củ nếu áp dụng đúng kỹ thuật. Hãy cùng mobiAgri tìm hiểu về quy trình trồng nghệ trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Thông tin đặc điểm của cây nghệ
Cây nghệ, còn được gọi là Khương hoàng, thuộc họ Gừng – một nhóm thực vật thân thảo lâu năm. Bộ phận chính của cây được sử dụng là củ, hay còn gọi là thân ngầm. Củ nghệ có màu vàng cam và chứa chất Curcumin là thành phần chính. Nó có hương vị hơi cay nóng và đắng, kèm theo một chút mùi mù tạc và “mùi hương của đất” đặc trưng. Cây nghệ được sử dụng chủ yếu trong mục đích dược liệu.
Ngoài ra, nghệ cũng được sử dụng như một loại gia vị trong ẩm thực và làm đẹp cho phụ nữ. Nó cũng được ứng dụng trong việc nhuộm vải trong ngành may mặc và trong một số nghi lễ của người Ấn Độ. Cây nghệ chủ yếu được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới châu Á như Ấn Độ, Campuchia, Lào và Thái Lan. Ở Việt Nam, nghệ được trồng ở hầu hết các tỉnh thành. Ngoài nghệ vàng còn có nghệ màu đỏ cam, nghệ đen, nghệ trắng, trong đó nghệ vàng được sử dụng phổ biến nhất.
Chuẩn bị trước khi trồng nghệ
Thời vụ trồng nghệ
Bạn có thể trồng nghệ vào nhiều thời điểm trong năm, tuy nhiên để đạt năng suất cao nên chọn thời điểm phù hợp với từng miền. Ở miền Bắc trồng nghệ từ tháng 2-4 và cuối năm từ tháng 11 -12. Ở khu vực miền Nam trồng từ tháng 11 đến tháng 12.
Dụng cụ trồng nghệ
Đất trồng
Chọn giống trồng
Cách trồng nghệ đơn giản
Quá trình trồng nghệ bắt đầu bằng việc đào các hốc có độ sâu khoảng 20-25cm.
Mỗi hốc nghệ hãy đặt một khúc nghệ giống đạt tiêu chuẩn. Khoảng cách giữa các cây là 20-25cm, và khoảng cách giữa các hàng là 30-35cm. Sau khi đặt nghệ vào hốc, ta phủ lên một lớp đất mỏng và sau đó dùng rơm rạ để che phủ lên trên. Lưu ý rằng cần tưới nước đủ để đảm bảo cây nghệ nảy mầm nhanh chóng. Sau khoảng một tuần, cây nghệ sẽ bắt đầu nẩy mầm. Lớp rơm rạ có thể được giữ nguyên vì mầm nghệ sẽ phát triển khỏe mạnh.
Khi cây nghệ bắt đầu nẩy mầm ra khỏi mặt đất, nên kiểm tra thường xuyên để loại bỏ các mầm hỏng. Nếu có cây bị thối, cần thay thế bằng cây mới kịp thời.
Cách chăm sóc nghệ sau trồng
Bón phân cho cây nghệ
Để bón phân cho diện tích rộng 1000m2, ta cần sử dụng các loại phân sau:
- Đạm Urê: 50kg
- Super lân: 100kg (dùng để bón lót toàn bộ diện tích)
- Kali: 10kg (dùng 5kg cho bón lót và 5kg cho việc thúc đẩy cây)
- Sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục, thêm thành phần tro bếp, đỗ tương nghiền, phân bón vi sinh.
Trước hết, ta nên trộn phân chuồng với phân lân từ đầu. Đảo đều và sử dụng để bón lót. Kết hợp thêm 5kg kali. Cần lưu ý không bón quá nhiều, vì điều này có thể làm cho cây bị mặn và gây hỏng mầm. Quá trình bón lót diễn ra như sau: rải đều phân bón lót lên rãnh và sau đó phủ đất mặt từ 2-5cm.
Việc bón phân thúc cần được thực hiện thành 4 lần trong mùa vụ:
Lần 1: Khi cây đã có từ 2-3 lá, sử dụng phân đạm urê pha với nước để tưới. Tỉ lệ là 1 thìa canh urê pha với 20 lít nước. Có thể tưới từ 2-3 lần , khoảng cách giãn ra cách nhau từ 4-5 ngày.
Lần 2: Khi cây bắt đầu sinh trưởng thêm 2-3 cây nghệ con, tiến hành bón 5kg ure tuy nhiên phải cách gốc khoảng 10cm. Duy trì bón trong 7 ngày, sau 90 ngày từ thời gian sau trồng tiến hành rải nốt 5kg kali đều trên luống. Tuy nhiên vẫn cần chú ý khoảng cách so với gốc nghệ.
Tưới nước
Cây nghệ không chịu được ngập úng, do đó quan trọng để duy trì độ ẩm cho đất. Khi cây vừa được trồng, có thể sử dụng rơm để che phủ bề mặt. Khi cây phát triển thành bụi, rơm có thể được sử dụng để che phủ gốc cây. Phương pháp này không chỉ giữ ẩm cho đất mà còn hạn chế mọc cỏ dại hiệu quả. Khi sử dụng máy làm đất để tạo rãnh, việc giữ nước và độ ẩm sẽ được cải thiện.
Trong trường hợp trồng cây nghệ vàng vào mùa khô (tháng 11-12 ở miền bắc), nên tưới cây hai ngày một lần vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát mẻ. Sử dụng thiết bị tưới phun sương để tránh làm hỏng cây con.
Trong giai đoạn ban đầu khi cây nghệ vàng còn nhỏ và chưa phát triển thành bụi, bà con có thể sử dụng cuốc hoặc dao để làm sạch cỏ xung quanh. Điều này giúp tránh cho cỏ tranh giành chất dinh dưỡng với rễ cây nghệ vàng.
Làm sạch cỏ
Khi cây đã phát triển thành bụi và diện tích trồng thu hẹp, tốt nhất là dùng tay nhổ cỏ để làm sạch. Để tiết kiệm thời gian, nên thường xuyên kiểm tra ruộng và làm sạch cỏ. Nên kết hợp việc làm cỏ với việc bón phân và vun gốc cây.
Lưu ý quan trọng là không sử dụng thuốc trừ cỏ, vì nó không chỉ gây tổn hại cho rễ cây nghệ vàng mà còn tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong đất, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và làm cho củ nghệ không phát triển tốt, kích thước nhỏ, và hiệu quả không cao.
Tiến hành vun gốc
Phòng trừ sâu bệnh cho cây nghệ
Cây nghệ có một mùi hăng đặc trưng và là một loại dược liệu, do đó ít bị tấn công bởi sâu bệnh ký sinh gây hại. Điều này là một lợi thế cho bà con nông dân khi trồng nghệ quy mô lớn. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý những dấu hiệu bất thường trên cây nghệ như thối củ, lá vàng, cháy lá, vì những vấn đề này thường xuyên xảy ra. Bệnh thối củ do nấm Fusarium solani gây ra (thối khô – củ không chảy nước) và vi khuẩn Erwinia carotovora (thối nhũn – khi bóp cây bị chảy nước, mùi khó chịu).
Mùa mưa là thời điểm lý tưởng cho sự phát triển của nấm. Ngoài ra, việc canh tác liên tục trên cùng một mảnh đất trong nhiều năm cũng làm cây dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Dưới đây là các biện pháp phòng và trị bệnh:
- Đảm bảo độ ẩm phù hợp và tránh ngập úng.
- Tuân thủ khoảng cách trồng theo quy định.
- Sau 2-3 năm trồng nghệ, có thể luân canh với cây hoa màu khác để tránh dịch bệnh phát sinh.
Các biện pháp trị bệnh gồm:
Quan sát thường xuyên và phát hiện sớm để phòng trừ. Với những khóm cây đầu tiên bị bệnh, cần đào và loại bỏ hết củ nghệ. Sử dụng vôi bột rắc vào khu vực bị bệnh. Rắc đều lên mặt đất và tưới nhẹ (nếu có mưa nhẹ thì không cần tưới). Sau 3-5 ngày, sử dụng thuốc phun như CNX-CN + 3 in 1.
Không phun lên tán cây mà tập trung phun xung quanh phần gốc để thuốc thấm vào đất. Liều lượng và cách thực hiện như sau:
- Pha 500ml CNX-CN + 500ml 3 in 1 + 200 lít nước.
- Phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Tiến hành thu hoạch củ nghệ
Bạn có thể dựa vào đặc điểm của lá nghệ để tiến hành thu hoạch. Thời điểm thu hoạch nghệ vàng chuẩn nhất là khí lá nghệ già, có dấu hiệu khô ở viền mép, chuyển sang màu vàng nhạt. Hãy thử cuốc một gốc xem củ đạt tiêu chuẩn chưa, củ nghệ to, sẫm màu thì có thể tiến hành thu hoạch hàng loạt. Chọn ngày khô ráo, nắng đẹp để thu hoạch nghệ. Sau đó bảo quản nơi thoáng mát, không nên để nơi tối, ẩm củ nhanh mọc mầm. Hãy chọn lại những củ đẹp, để làm giống vụ mùa sau.
Như vậy, bạn đã cùng mobiAgri đi tìm hiểu cách trồng nghệ đơn giản nhất. Tuy nhiên hãy luôn kiểm tra để phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt vào mùa mưa cây dễ bị ngập úng, thối củ.