Cách trồng rau đắng tại nhà đơn giản, rau mọc tốt um

Rau đắng là loại rau dân dã, quen thuộc dễ trồng chúng thường xuất hiện trong các bữa ăn của bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long. Rau đắng không chỉ sử dụng làm thực phẩm mà còn làm vị thuốc, chữa bệnh rất tốt, có lợi cho sức khỏe. Loại rau này dễ trồng, không tốn quá nhiều công chăm sóc, vẫn mọc mơn mởn. Hãy cùng mobiAgri đi tìm hiểu cách trồng rau đắng ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Thông tin về loại rau đắng

Cây rau đắng, còn được biết đến với các tên gọi khác như rau sam đắng, cây ruột gà, cây ba kích, là một loại cây thân thảo mọc bò trên mặt đất. Cây có thân nhỏ có nhiều đốt, lá nhỏ mọc rải rác và hoa nhỏ có màu tím.

Rau đắng có hai loại chính là rau đắng đất và rau đắng biển. Rau đắng đất có vị đắng hơn so với rau đắng biển. Đây là cây dễ trồng và dễ sinh trưởng. Cây có khả năng phân nhánh mạnh mẽ, thường mọc thành bụi ở các ruộng trồng ngô, khoai, sắn, cũng như ở bãi sông, nương rẫy và thậm chí ven đường, có thể thu hoạch quanh năm. Rau đắng biển được sử dụng như một loại rau và cũng có thể được dùng để chế biến thành thuốc.

Cây rau đắng có khả năng phân nhánh mạnh mẽ và khỏe mạnh. Thường mọc thành những đám cây gần nhau, thường xuất hiện bên cạnh các ruộng trồng ngô, khoai, sắn, cũng như ở các bãi sông, nương rẫy và thậm chí ven đường. Điều đáng chú ý là rau đắng có thể thu hoạch quanh năm.

Công dụng của rau đắng

Rau đắng biển có nhiều công dụng hữu ích, trong đó có lợi tiểu. Đặc biệt, nó hỗ trợ giảm triệu chứng tiểu buốt và giúp làm dịu đau, giúp người bệnh phục hồi. Ngoài ra, rau đắng biển còn có tác dụng trong việc điều trị các vấn đề da. Dịch chiết xuất từ rau đắng biển có thể giúp giảm các triệu chứng như nổi mề đay và ngứa, giúp làm lành các vết thương trên da.

Rau đắng biển cũng được biết đến với khả năng nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong rau đắng biển giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như vi khuẩn và vi rút.

Với thành phần dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa, rau đắng biển có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư bằng cách loại bỏ các gốc tự do có thể gây tổn hại cho tế bào.

Rau đắng biển cũng được sử dụng để điều trị táo bón. Tính bình của loại rau này giúp thanh lọc cơ thể và làm mát gan, đồng thời chất xơ tự nhiên dồi dào có trong rau đắng biển cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng.

Cuối cùng, rau đắng biển được cho là có khả năng giúp điều trị sỏi bàng quang. Thành phần tinh dầu, acid silicic, tanin, polyphenol và anthranoid trong rau đắng biển có tác dụng làm tan sỏi và đẩy chúng ra khỏi cơ thể, được chuyên gia y tế đánh giá cao trong việc điều trị sỏi bàng quang.

Chuẩn bị trồng rau đắng

Thời vụ trồng

Rau đắng có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên phải chủ động về nguồn tưới bởi đây là loại cây ưa ẩm.

Dụng cụ trồng

Nếu có diện tích rộng, có thể trồng ở đầm lầy, ở ruộng hay vườn. Tuy nhiên nếu bạn không có diện tích đất, có thể tận dụng thùng xốp, chậu trồng cây để trồng rau đắng, có thể đặt ở vị trí ban công hay trước hiên nhà.

Đất trồng

Cây rau đắng không kén đất trồng, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên rau sẽ phát triển tốt, mọc non mơn mởn nếu được trồng ở đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Vì vậy, trước khi trồng bạn có thể trộn thêm các thành phần cơ giới khác như phân hữu cơ, mùn tro trấu, xơ dừa,… Ngoài ra bạn cũng có thể mua đất hữu cơ được bán sẵn tại các cửa hàng nhà vườn, siêu thị để trồng rau đắng.

Hạt giống

Bạn có thể lấy hạt giống từ những cây rau già vụ trước. Hiện nay hạt giống rau đắng được bán rộng rãi trên các sàn thương mại, bạn có thể đặt nhanh chóng và giao tận nhà.

Cách gieo trồng rau đắng đơn giản tại nhà

Trước khi gieo trồng tiến hành ngâm hạt giống trong nước ấm, thời gian ngâm từ 15-20 giờ. Hạt hút đủ nước sẽ kích thích khả năng nảy mầm, sau đó đổ ra cho ráo nước và trộn với tro bếp. Rau đó rải đều trên giá thể đất đã chuẩn bị. Sau đó dùng rơm hoặc rạ, tro trấu cùng đất bột phủ lên trên và tiến hành tưới đẫm nước.

Nếu trồng ở quy mô lớn nên thiết kế mương liếp một cách cân đối để dễ dàng tưới tiêu và điều chỉnh lượng nước cần thiết cho cây. Mặt liếp nên có chiều rộng khoảng từ 1,2 đến 1,5 mét và chiều cao từ 20 đến 30 centimet. Điều này giúp đảm bảo sự thoát nước tốt và cung cấp đủ không khí cho rễ cây.

Khi bắt đầu làm đất, rải khoảng từ 70 đến 100 kilogram vôi bột lên mặt đất. Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm và mầm bệnh, đồng thời tạo điều kiện tốt cho cây rau đắng phát triển khỏe mạnh.

Cách chăm sóc cây rau đắng sau trồng

Tưới nước và bón phân

Tiến hành tưới nước cho cây rau đắng vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tuy nhiên khi thời tiết nắng gắt thì có thể tăng lượng tưới, hôm có mưa thì cần điều chỉnh lại lượng nước để rau không bị ngập úng. Sau thời gian trồng 2 ngày bạn tiến hành bón thúc, nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây rau, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Lưu ý khi bón thúc chừa lại 1 ít phân ure để pha tưới dặm nhiều hơn cho những vùng cây mọc yếu, lá có màu xanh nhợt nhạt.

Khi cây rau đắng đạt chiều cao khoảng 3cm, thân có 2 -3 lá nên bổ sung thêm các loại phân hữu cơ sinh học. Định kỳ tưới từ 7-10 ngày/lần. Có thể thay thế bằng cách dùng chế phẩm hữu cơ hoặc ngâm phân giun vào nước, tỷ lệ pha 1kg phân giun với 3 lít nước sau đó tiến hành lọc lấy nước, bỏ bã để lấy nước phân tưới cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Rau đắng là một loại cây ngắn ngày, do đó ít bị tấn công bởi sâu bệnh. Quá trình chăm sóc rau đắng tập trung chủ yếu vào việc cung cấp đủ nước, nhưng cần tránh tình trạng quá ẩm hoặc ngập nước, vì điều này có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm bệnh và gây hại cho cây. Trong mùa khô, cần bơm nước để duy trì mực nước ổn định ở khoảng 2 cm.

Đặc biệt, sau khoảng 15-20 ngày sau mỗi đợt thu hoạch, cần bón thúc phân cho rau đắng một lần. Bón 5 kg urê hoặc 10 kg phân NPK cho 1.000m2 sẽ giúp cây rau đắng phát triển xanh, có lá lớn, cọng cứng và nhanh chóng đạt được lứa tiếp theo để thu hoạch.

Nếu ruộng rau đắng gặp sâu bệnh, nên sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ vi sinh hay sinh học để phòng trừ. Điều này giúp giảm thiểu sử dụng các loại thuốc hóa học và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch rau đắng

Trước khi thu hoạch từ 7 đến 10 ngày, nên ngừng phun thuốc và bón phân để tránh tích tụ các chất thuốc và phân có thể gây hại cho người tiêu dùng. Điều này đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng của sản phẩm rau đắng. Dùng dao sắc cắt gần sát gốc để thu hoạch rau đắng, để gốc để cây phát triển nhánh mới tiếp tục thu hoạch vụ sau. Lưu ý: Loại rau này thân thảo, dễ bị dập nát vì vậy khâu vận chuyển tiêu thụ phải cẩn thận, để nơi thoáng mát.

Trên đây là thông tin cách trồng rau đắng của mobiAgri, chúc bạn có thể trồng rau đắng thành công tại nhà với kỹ thuật đơn giản trên.

2/5 - (2 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!