Cách trồng sâm đất lấy củ đơn giản, hiệu quả

Củ sâm đất được biết đến không chỉ làm món ăn mà còn có thể chữa bệnh giảm đau, viêm khớp, lợi tiểu,… nên ngày càng được nhiều người trồng. Bởi vậy bài viết dưới đây, mobiAgri sẽ hướng dẫn bà con cách trồng sâm đất lấy củ.

Trồng sâm đất không hề khó như mọi người nghĩ bởi đây là cây có thể mọc hoang và không cần nhiều công chăm sóc. Thời gian gần đây, có nhiều người tìm kiếm cách trồng sâm đất lấy củ bởi nó là loại thảo dược mang lại giá trị kinh tế cao và lợi ích cho sức khỏe. Để hiểu rõ về cây sâm đất cũng như cách trồng đúng kỹ thuật, mời bạn cùng chúng tôi theo dõi những thông tin ngay sau đây.

Đặc điểm cơ bản về sâm đất

Đặc điểm hình thái

Tên khoa học của khoai sâm đất là Talinum Patens, có tên gọi khác là sâm thổ cao ly.  Sâm đất là cây thân thảo, phân nhánh nhiều ở dưới, mọc đứng cao khoảng 0,6m. Lá cây có hình trái xoan, mọc so le, cuống ngắn, phiến lá dày, bóng 2 mặt, mép lá lượn sóng.

Hoa sâm đất thường nở vào tháng 6-7, màu hồng, nở theo chùm ở ngọn thân và các nhánh. Quả nhỏ màu xám tro hoặc nâu đỏ, cây sâm đất thường cho quả tháng 9-10. Cây sâm đất trước đây thường mọc ở khắp nơi nhưng bây giờ biết được công dụng của nó nên nhiều gia đình thường trồng tại nhà.

Tác dụng tuyệt vời của sâm đất

Tất cả các bộ phận trên cây sâm đất bao gồm rễ, thân, lá đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong đông y, cây sâm đất dùng để chữa đau bụng, đau răng, cảm mạo, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu đường, bệnh gan, cao huyết áp, bồi bổ cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, ra nhiều mồ hôi. Còn nữa, sâm đất còn dùng đắp vết thương và nốt mụn mủ vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, người ta còn sử dụng củ sâm đất ngâm rượu uống, lá nấu canh giúp thanh nhiệt, mát gan. Bên cạnh đó, lá sâm đất còn được chế biến thành nhiều món ăn luộc, nấu canh sườn, xào tỏi,… có tác dụng kích thích tiêu hóa. 

Chuẩn bị trước khi trồng

Thời vụ trồng

Cây sâm đất thích hợp trồng khi có thời tiết mát mẻ nên thường được trồng trong thời giàn từ tháng 5-6. Bà con có thể trồng sớm hơn là vào tháng 3.

Dụng cụ trồng

Bạn có thể trồng trên đất trống trong vườn hoặc tận dụng những thứ sẵn có như bao xi măng, thùng xốp, khay nhựa,…

Ngoài ra, bạn cũng cần phải chuẩn bị các dụng cụ làm vườn khác như cuốc, xẻng, bao tay, bình tưới,…

Đất trồng

Vì cây sâm đất vốn mọc hoang nên nó không kén đất trồng, do vậy bạn chỉ cần trộn đất với các loại phân động vật hoai mục, vỏ trấu hay than bùn. Bên cạnh đó, bạn nên bón vôi trước khi trồng từ 7-10 ngày để tăng cường dinh dưỡng trong đất và xử lý mầm bệnh tồn dư.

Cách trồng cây sâm đất

Bạn có thể nhân giống sâm đất bằng hạt, thân hoặc rễ. Mỗi cách nhân giống lại có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau cho phù hợp.

Trồng bằng hạt

Hạt giống sâm đất sau khi mang về cần ngâm trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong thời gian 6-8 tiếng rồi vớt ra để ráo. Sau đó, bạn đục lỗ nhỏ sâu khoảng 1cm và gieo 2-3 hạt xuống lỗ. Tiếp theo, cần lấp đất và dùng lưới che nắng 1 phần cho luống gieo.

Trồng bằng củ giống

Việc chọn hom giống cũng vô cùng quan trọng, bạn nên lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, chú ý không lấy phần ngọn quá non. Tiếp theo, bạn cần dùng dao sắc để cắt hom giống không bị dập nát. Cần đảm bảo hom giống được cắt từ thân có ít nhất 3-4 mắt lá, dài 10-20cm và chỉ để lại ⅓ lá trên hom và giâm hom vào luống. Sau đó, bạn cần thường xuyên tưới nước ẩm, khoảng 10-15 ngày sau cây sẽ ra rễ thì có thể mang ra trồng.

Để trồng cây sâm đất lấy củ, bạn cần lên luống rộng 1,2m, cao 10-20cm và mật độ trồng giữa các cây 15-20cm.

Chăm sóc cây sâm đất

Tưới nước: Sau khi trồng sâm đất việc đầu tiên bạn cần làm là tưới nước bởi nếu thiếu nước cây sẽ bị héo úa rồi chết. Vì thế, bạn nên thường xuyên tưới nước trong những ngày đầu mới trồng sâm đất.

Bón phân: Yếu tố cũng vô cùng quan trọng tới quá trình phát triển của sâm đất là phân bón. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng giúp nuôi cây, nếu không bón phân cho cây sẽ khiến chúng còi cọc, không phát triển. Bạn có thể sử dụng phân gà, phân vịt hay than bùn để bón cho sâm đất.

Làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh: Để không bị cạnh tranh dinh dưỡng với sâm đất bạn nên nhổ cỏ thường xuyên, cắt tỉa lá già, thu gom và xử lý sâu bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần thăm vườn thường xuyên để kịp thời xử lý côn trùng, dịch hại.

Thu hoạch

Chúng ta sẽ bắt đầu thu hoạch được lá khi cây đạt chiều cao 20-30cm, dùng dao sắc cắt thân của chồi lá non.

Sau khi thu hoạch thì cần bổ sung dinh dưỡng bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế để kích thích cây ra lá mới.

Như vậy, cách trồng cây sâm đất lấy củ rất đơn giản phải không nào. Còn chần chờ gì mà không tự tay trồng ngay tại nhà để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình. Nếu có bất kỳ vướng mắc gì trong quá trình trồng và chăm sóc, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp từ chuyên gia nông nghiệp.

2.7/5 - (6 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!