Cây xoài là loại cây ăn quả thân gỗ lớn, tuổi thọ lâu đời vì vậy có thể khai thác sử dụng lâu dài. Loại cây quen thuộc này được trồng khắp các tỉnh thành, tuy nhiên để cây ra trái sai, quả đồng đều, ngon ngọt đảm bảo chất lượng thì không phải ai cũng biết cách. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu kỹ thuật trồng xoài năng suất, chất lượng cao. Các nhà vườn trồng chuyên canh hay các hộ dân trồng nhỏ lẻ đều có thể áp dụng thành công.
Nội dung bài viết
Thời vụ trồng xoài
Thời vụ trồng xoài được xác định tùy theo điều kiện thời tiết. Miền Nam có thể trồng được quanh năm nếu chủ động được nguồn nước và điều kiện trồng.
Thời gian trồng
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường trồng xoài vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5). Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thường bắt đầu trồng xoài từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch. Nếu trồng muộn hơn phải đảm bảo chủ động nguồn nước tưới, xới đất quanh gốc và tủ gốc vào mùa khô. Các vùng khác, thời vụ trồng thường là vụ Xuân hè (tháng 3 – 5) hoặc vụ Thu (tháng 9 – 10). Không nên trồng xoài lúc mưa dầm vì cây sẽ chậm phát triển hoặc chết do nghẹt rễ.
Thời gian thu hoạch
Trong một năm, ở các vùng khác nhau, trồng giống khác nhau sẽ có mùa thu hoạch xoài vào những thời gian khác nhau. Vụ thuận của xoài cát Hòa Lộc từ tháng 4 – 5, vụ muộn từ tháng 7 – 9 và vụ nghịch thu hoạch vào giai đoạn tháng 12 – 1 nhằm vào dịp Tết Nguyên Đán để bán được giá. Trong vụ thuận, nên thu hoạch ở thời điểm từ 85 đến 90 ngày sau khi đậu quả. Trong vụ nghịch và vụ muộn nên thu hoạch ở thời điểm từ 80 – 85 ngày sau khi đậu quả, lúc này quả xoài có chất lượng tốt nhất.
Chuẩn bị trước khi trồng
Để trồng xoài được thuận lợi, cây nhanh hồi phục sau trồng, cần phải xác định mật độ phù hợp từng giống, đắp mô, đào hố, xử lý hố trồng, bón lót, chuẩn bị cây giống đúng theo hướng dẫn.
Xác định khoảng cách trồng cây
Xoài là cây ưa sáng và có trái ở chồi tận cùng ngoài tán cây. Nếu trồng quá dày, cây sẽ che rợp lẫn nhau dẫn đến năng suất thấp nhưng trồng quá thưa những năm đầu vườn xoài sẽ có sản lượng thấp.
Xoài thường trồng với khoảng cách hàng cách hàng 6 m, cây cách cây từ 5 – 6 m. Trồng hàng đơn, mặt liếp rộng 5 – 6 m, trồng giữa hàng, cây cách cây 5 – 6 m. Trồng hàng đôi, mặt liếp rộng 8 – 9 m, trồng hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 5 – 6 m. Một số giống xoài cây nhỏ, tán hẹp khoảng cách cây cách cây từ 4 – 5 m. Vùng đất cao, cây cho tán lớn và tuổi thọ cao hơn, trồng mật độ thưa hơn.
Chuẩn bị mô, hố, phân bón lót
Đắp mô và bón phân lót:
Đắp mô được thực hiện ở những vườn:
Vườn đào mương lên liếp nhưng có độ cao thấp, liếp dễ bị ngập hay bị úng khi có mưa, những vườn lên liếp có lớp đất mặt mỏng nhưng lớp đất dưới không tốt, hoặc có ít phèn. Vườn chuyển đổi từ ruộng lúa, tận dụng mặt bằng từ ruộng trồng lúa, những vùng đất thấp ít bị ngập úng….
Cách làm mô:
Trước khi đắp mô, nên xới nền đất để giúp cho rễ xoài có thể phát triển xuống sâu hơn. Đất đắp mô gồm: 2 – 3 phần đất, 1 phần phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục, tro trấu (10 – 20 kg phân chuồng hoai), trộn thêm phân lân (khoảng từ 0,5 – 1 kg), vôi (khoảng từ 0,5 – 1 kg), những nơi có mối trộn thêm thuốc diệt mối. Đất đắp mô tốt nhất là lớp đất mặt hoặc đất phù sa sông đã để khô ít nhất một tháng.
2 cách đắp mô:
Hỗn hợp trên được trộn đều đắp thành mô. Hoặc lớp bên ngoài đắp đất, lớp giữa mới trộn với phân, vôi và thuốc trừ sâu. Mô thường đắp thành hình tròn có đường kính 50 – 60cm, cao 30 – 50 cm tùy theo địa hình cao hay thấp và hàng năm nên bồi mô rộng ra để giúp cho rễ xoài phát triển. Khoảng cách mô là khoảng cách trồng giữa các cây.
Lưu ý: Việc chuẩn bị mô trồng nên thực hiện trước khi trồng xoài 1 – 2 tháng để cho đất trong mô được ổn định.
Đào hố và bón phân lót
Đào hố được thực hiện ở những vườn:
Vườn trồng ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Bộ, đất cao, thoát nước tốt. Vườn đào mương lên liếp đất không phèn, đất có độ dày tầng mặt khá, đỉnh lũ vừa phải kết hợp việc trồng xen hoa màu.
Cách làm hố:
Đào hố trồng trên liếp rộng 30 cm, sâu 50 cm. Các vùng khác kích thước hố: 60 – 80 cm x 60 – 80 cm x 60 – 80 cm. Khi đào hố xong, để lại 2/3 lớp đất mặt sang một bên miệng hố
Bón phân lót và xử lý hố trước khi trồng:
Xác định lượng phân bón lót gồm: Phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân xanh, phân rác ủ…) đã được ủ hoai mục: 10 – 20 kg/hố; Phân lân (super lân hoặc lân nung chảy): 0,5 – 1 kg/hố; Vôi: 0,5 – 1 kg/hố. Chuẩn bị thêm thuốc trừ sâu có hoạt chất Abamectin và thuốc trừ bệnh có hoạt chất đồng. Cách bón: Vôi được rắc xuống đáy hố và xung quanh thành, miệng hố. Trộn đều lớp đất mặt với toàn bộ lượng phân bón và thuốc trừ sâu, thuốc bệnh cho tất cả xuống hố trồng rồi nén chặt. Sau đó tưới đẫm nước cho hỗn hợp được phân hủy nhanh. Để 20 – 30 ngày sau mới trồng.
Lưu ý:
Ở những nơi thoát nước tốt như đất đỏ bazan, đất thịt pha cát chỉ cần lấp đầy hố để sau khi tưới nước đất lún xuống mặt hố sẽ hơi thấp hơn mặt đất bình thường khoảng 10 – 15 cm. Đối với vùng đất thoát nước kém thì phải lấp đất cao hơn mặt hố từ 10 – 15 cm, sau khi tưới nước, đất lún xuống bằng mặt đất tự nhiên là vừa. Cho vào hố 2 – 3 kg hỗn hợp phân hữu cơ hoai trộn với đất và đặt cây trồng.
Chuẩn bị cây giống
Lựa chọn cây giống:
Cây đúng giống, sinh trưởng và phát triển đồng đều, không phân ly. Cây không bị sâu bệnh. Giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt. Cây giống thích nghi với điều kiện trồng trọt ở địa phương và đạt tiêu chuẩn quy định.
Xác định lượng cây giống:
Căn cứ vào khoảng cách trồng và diện tích trồng để chuẩn bị đủ số lượng cây giống. Cây giống lấy về chưa trồng ngay thì phải được bảo quản như trong vườn ươm. Bằng cách: tưới nước đủ ẩm, để nơi thoáng mát, tránh tình trạng để ngoài nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến rễ cây.
Xác định đất trồng
Xác định rõ đất trồng và vệ sinh sạch đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thiết kế vườn, làm đất trồng cây tốt ngay từ đầu.
Xác định đất trồng
Lựa chọn đất phù hợp với cây xoài. Xác định địa điểm trồng xoài và địa hình đất để thiết kế kiểu vườn phù hợp. Cây xoài có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất, độ pH từ 5,5 – 7,0. Tuy nhiên, nên trồng xoài trên đất thịt, thoát nước tốt, gần nguồn nước, đất không bị ảnh hưởng mặn, độ pH từ 6 – 6,5 cây sẽ phát triển thuận lợi.
Đất trồng xoài phải đảm bảo chủ động đủ nước tưới trong mùa khô và thoát nước tốt trong mùa mưa cũng như có thể tạo khô hạn để xử lý cây ra hoa nghịch vụ. Ở Đồng bằng sông Cửu Long vườn phải có bờ bao chống lũ, cống, hệ thống mương liếp để tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ.
Vệ sinh vườn
Việc làm sạch cỏ và các loại cây dại phải được tiến hành vào đầu mùa mưa.
Sau khi dọn hết tàn dư thực vật, cần thu gom và xử lý bằng cách đào hố, để cây khô rồi đốt; hoặc ủ tàn dư thực vật làm phân xanh bón cho cây trồng. Vườn sau khi được vệ sinh sạch cần tiến hành cày bừa kỹ để đất tơi xốp, đồng thời thu gom những rễ còn sót lại đem đốt.
Chuẩn bị mô, hố, giống cây trồng
Để trồng xoài được thuận lợi, cây nhanh hồi phục sau trồng, cần phải xác định mật độ phù hợp từng giống, đắp mô, đào hố, xử lý hố trồng, bón lót, chuẩn bị cây giống đúng theo hướng dẫn.
Xác định khoảng cách trồng cây
Xoài là cây ưa sáng và có trái ở chồi tận cùng ngoài tán cây. Nếu trồng quá dày, cây sẽ che rợp lẫn nhau dẫn đến năng suất thấp nhưng trồng quá thưa những năm đầu vườn xoài sẽ có sản lượng thấp.
Xoài thường trồng với khoảng cách hàng cách hàng 6 m, cây cách cây từ 5 – 6 m. Trồng hàng đơn, mặt liếp rộng 5 – 6 m, trồng giữa hàng, cây cách cây 5 – 6 m. Trồng hàng đôi, mặt liếp rộng 8 – 9 m, trồng hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 5 – 6 m. Một số giống xoài cây nhỏ, tán hẹp khoảng cách cây cách cây từ 4 – 5 m. Vùng đất cao, cây cho tán lớn và tuổi thọ cao hơn, trồng mật độ thưa hơn.
Chuẩn bị mô, hố, phân bón lót
Đắp mô và bón phân lót:
Đắp mô được thực hiện ở những vườn:
Vườn đào mương lên liếp nhưng có độ cao thấp, liếp dễ bị ngập hay bị úng khi có mưa, những vườn lên liếp có lớp đất mặt mỏng nhưng lớp đất dưới không tốt, hoặc có ít phèn Vườn chuyển đổi từ ruộng lúa, tận dụng mặt bằng từ ruộng trồng lúa, những vùng đất thấp ít bị ngập úng….
Cách làm mô:
Trước khi đắp mô, nên xới nền đất để giúp cho rễ xoài có thể phát triển xuống sâu hơn. Đất đắp mô gồm: 2 – 3 phần đất, 1 phần phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục, tro trấu (10 – 20 kg phân chuồng hoai), trộn thêm phân lân (khoảng từ 0,5 – 1 kg), vôi (khoảng từ 0,5 – 1 kg), những nơi có mối trộn thêm thuốc diệt mối. Đất đắp mô tốt nhất là lớp đất mặt hoặc đất phù sa sông đã để khô ít nhất một tháng.
2 cách đắp mô:
Hỗn hợp trên được trộn đều đắp thành mô. Hoặc lớp bên ngoài đắp đất, lớp giữa mới trộn với phân, vôi và thuốc trừ sâu. Mô thường đắp thành hình tròn có đường kính 50 – 60cm, cao 30 – 50 cm tùy theo địa hình cao hay thấp và hàng năm nên bồi mô rộng ra để giúp cho rễ xoài phát triển. Khoảng cách mô là khoảng cách trồng giữa các cây. Lưu ý: Việc chuẩn bị mô trồng nên thực hiện trước khi trồng xoài 1 – 2 tháng để cho đất trong mô được ổn định.
Đào hố và bón phân lót
Đào hố được thực hiện ở những vườn:
Vườn trồng ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Bộ, đất cao, thoát nước tốt. Vườn đào mương lên liếp đất không phèn, đất có độ dày tầng mặt khá, đỉnh lũ vừa phải kết hợp việc trồng xen hoa màu.
Cách làm hố:
Đào hố trồng trên liếp rộng 30 cm, sâu 50 cm. Các vùng khác kích thước hố: 60 – 80 cm x 60 – 80 cm x 60 – 80 cm. Khi đào hố xong, để lại 2/3 lớp đất mặt sang một bên miệng hố
Bón phân lót và xử lý hố trước khi trồng:
Xác định lượng phân bón lót gồm: Phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân xanh, phân rác ủ…) đã được ủ hoai mục: 10 – 20 kg/hố; Phân lân (super lân hoặc lân nung chảy): 0,5 – 1 kg/hố; Vôi: 0,5 – 1 kg/hố. Chuẩn bị thêm thuốc trừ sâu có hoạt chất Abamectin và thuốc trừ bệnh có hoạt chất đồng. Cách bón: Vôi được rắc xuống đáy hố và xung quanh thành, miệng hố. Trộn đều lớp đất mặt với toàn bộ lượng phân bón và thuốc trừ sâu, thuốc bệnh cho tất cả xuống hố trồng rồi nén chặt. Sau đó tưới đẫm nước cho hỗn hợp được phân hủy nhanh. Để 20 – 30 ngày sau mới trồng.
Lưu ý: Ở những nơi thoát nước tốt như đất đỏ bazan, đất thịt pha cát chỉ cần lấp đầy hố để sau khi tưới nước đất lún xuống mặt hố sẽ hơi thấp hơn mặt đất bình thường khoảng 10 – 15 cm. Đối với vùng đất thoát nước kém thì phải lấp đất cao hơn mặt hố từ 10 – 15 cm, sau khi tưới nước, đất lún xuống bằng mặt đất tự nhiên là vừa. Cho vào hố 2 – 3 kg hỗn hợp phân hữu cơ hoai trộn với đất và đặt cây trồng.
Chuẩn bị cây giống
Lựa chọn cây giống:
Cây đúng giống, sinh trưởng và phát triển đồng đều, không phân ly. Cây không bị sâu bệnh. Giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt. Cây giống thích nghi với điều kiện trồng trọt ở địa phương và đạt tiêu chuẩn quy định.
Xác định lượng cây giống:
Căn cứ vào khoảng cách trồng và diện tích trồng để chuẩn bị đủ số lượng cây giống. Cây giống lấy về chưa trồng ngay thì phải được bảo quản như trong vườn ươm. Bằng cách: tưới nước đủ ẩm, để nơi thoáng mát, tránh tình trạng để ngoài nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến rễ cây.
Thiết kế hệ thống vườn trồng
Thiết kế vườn trồng xoài phải đảm bảo yêu cầu về phòng hộ sinh thái, tiêu thoát nước, thuận lợi trong canh tác. Tùy theo vùng trồng và diện tích miếng đất mà có thiết kế vườn khác nhau.
Phân lô
Vườn phải có quy hoạch thành lô, thửa. Tùy địa hình cụ thể, thiết kế thành từng lô 0,5 – 2 ha để dễ quản lý, chăm sóc, thu hoạch. Mỗi lô chia thành nhiều thửa. Xây dựng hệ thống chống xói mòn, hệ thống tưới và thoát nước. Lập vườn trên đất dốc, cần chống xói mòn bằng cách tạo các luống bậc thang rộng 3 – 5 m theo đường đồng mức.
Xây dựng đường giao thông nội đồng
Nếu vườn có diện tích nhỏ dưới 1 ha không cần phải thiết kế đường giao thông. Vườn có diện tích lớn cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1 ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới.Vườn có độ dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Thiết kế các đường lô, đường liên lô có độ dốc bình quân không được vượt quá 10 độ. Đường lô có bề rộng từ 4 – 6 m, không nên thiết kế đường lô quá nhỏ sẽ khó khăn trong việc chăm sóc vườn. Vườn có độ dốc bình quân trên 15 độ, phải làm đường lô, liên lô trước khi khai hoang.
Đai rừng phòng hộ
Tác dụng của đai rừng
Đai rừng phòng hộ có tác dụng hạn chế xói mòn, rửa trôi đất và giữ nước, làm giảm tốc độ gió bão từ 25 – 40%. Đai rừng giúp giảm lượng nước bốc hơi, giữ ẩm trong mùa khô, giữ nhiệt độ trong mùa lạnh, điều hoà nhiệt độ trong những vùng có gió nóng và thường có hạn đất, hạn không khí xảy ra. Đai rừng phòng hộ còn hạn chế được sương muối, sương giá.
Cách trồng đai rừng
Trồng đai rừng cách vườn cây 8 – 10 m. Đai rừng sẽ tạo thành vành đai bao quanh đỉnh đồi phía Bắc, phía Nam và phía Đông của vườn hoặc bà con trồng đai rừng vuông góc với hướng gió chính (cũng có thể lệch 1 góc 30 độ tùy theo địa hình).
Cây làm đai rừng chắn gió không được là cây ký chủ của sâu bệnh hại giống cây có múi. Một số cây trồng đai rừng như mít, vải, nhãn, xoài, bạch đàn, xà cừ, keo lá tràm, keo dậu, cốt khí, keo tai tượng. Một đai rừng có nhiều hàng cây, 1 – 2 hàng cây chính và 2 – 3 hàng cây phụ. Hàng cây chính trồng giữa, hàng cây phụ trồng hai bên. Khoảng cách mỗi hàng cây là 2 – 2,5 m. Khoảng cách cây là 1 – 1,5 m tùy loại.
Xây dựng hệ thống tưới tiêu
Cây xoài là loại cây trồng cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn quả phát triển. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho cây, mùa mưa do lượng mưa không phân bố đều, vì vậy vườn cần phải có mương cống để tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết. Bố trí vườn ở cạnh hoặc gần nguồn nước để chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước trong mùa mưa lũ. Tránh trồng xoài ở các vùng hay xảy ra rét đậm, rét hại và sương giá. Toàn bộ vườn trồng kín cỏ trừ tán cây xung quanh gốc. Trồng cỏ Axonopus trong các rãnh thoát nước.
Thiết kế hệ thống tưới
Vùng đồi: nước được bơm từ trạm bơm nằm cuối vườn về phía Nam theo đường ống đặt ngầm dưới đất lên bể chứa trên đỉnh đồi, để lấy nước trực tiếp tưới cho cây.
Vùng đồng bằng đất thấp và Đồng bằng sông Cửu Long: cần có hệ thống bờ bao để điều tiết nước và phải đào mương lấy đất lên luống, đắp mô để xả phèn và nâng cao tầng canh tác.
Vùng đất cao như Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, miền núi và trung du phía Bắc: phải chọn nơi có nước tưới hoặc nước ngầm để tưới vào mùa khô. Không cần phải đào mương lên luống, chỉ đào hố, trồng ngang quanh mặt đất và đắp bờ vồng xung quanh để khi tưới nước trong mùa khô nước không bị tràn ra ngoài. Đến mùa mưa phá bờ vồng để cây khỏi bị úng nước. Hiện nay nhiều nhà vườn đã xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước, phân đồng thời vườn luôn được giữ ẩm tốt trong mùa khô nóng.
Đắp bờ bao, đặt cống
Đắp bờ bao
Việc xây dựng đê bao quanh khu vực vườn là một công tác không thể thiếu được vì ngoài chức năng là vành đai bảo vệ và chống ngập lũ trong mùa mưa, ngăn mặn trong mùa nắng, đê bao còn đảm nhận nhiều chức năng khác như:
- Là đường giao thông, vận chuyển trong vườn. Là nơi xây dựng cống đầu mối để điều tiết nước và lấy nguồn tôm cá vào vườn.
- Nơi trồng các hàng cây chắn gió.
- Hạn chế chiều cao của liếp.
- Vì vậy, mặt đê bao cần rộng và chắc chắn. Chiều cao của đê thường căn cứ vào đỉnh lũ cao nhất trong vùng để không bị ngập.
Đặt cống
Sau khi đắp bờ bao, để chủ động mức nước trong vườn, ở bờ bao cần phải đặt cống để lưu thông nước giữa trong vườn với bên ngoài vườn. Vườn lớn thường dùng các ống cống bằng bê tông chắc chắn có đường kính 40 – 50 cm để đặt cống đầu mối cho vườn. Ngoài cống đầu mối, trong vườn cần lắp thêm hệ thống dẫn nước nhỏ để điều tiết nước giữa các mương trong vườn và mương chính dẫn ra cống đầu mối. Các ống cống có thể làm bằng ống nhựa hay thân cây đục rỗng.
Các kiểu làm vườn
Nguyên tắc
Đất bằng, bố trí hàng cây theo hướng Đông – Tây. Đất dốc từ 5 – 10 độ bố trí hàng theo đường đồng mức. Đất dốc trên 10 độ bố trí theo kiểu ruộng bậc thang. Tùy theo đất đai mà có thể thiết kế vườn trồng khác nhau, nếu đất cao ráo không bị úng nước thì không phải đào mương thoát nước. Nếu đất ruộng thấp bị ngập úng, có tầng nước ngầm cao thì cần đào mương để thoát nước tránh ngập úng cho cây.
Các kiểu làm vườn
Đào mương, lên luống
Luống trồng cây có mương thoát nước.
Đây là kiểu vườn áp dụng cho vùng đất thấp, khó thoát nước, mặt thủy cấp gần mặt đất hoặc đất dễ bị ngập úng trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa nắng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được áp dụng nhiều.
Đắp mô, đánh rãnh thoát nước
Kiểu vườn này áp dụng ở vùng chuyển đổi từ ruộng lúa, tận dụng mặt bằng từ ruộng trồng lúa; vùng đất thấp có tầng canh tác dày mực thuỷ cấp thấp và không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hàng năm. Vùng đồng bằng sông Hồng được áp dụng nhiều. Mô được đắp theo khoảng cách trồng cây, rãnh được đào giữa các hàng rộng khoảng 30 x 30 cm, xung quanh có rãnh thoát nước 80 x 50 cm.
Đắp mô.
Đào hố, đánh rãnh thoát nước
Kiểu vườn này áp dụng với những vùng đất cao, đất bằng hoặc có đất độ dốc từ 3 – 5 độ dễ thoát nước. Khi trồng thường chỉ đào hố, rãnh đào nông 20 x 20 cm và 3 – 4 hàng cây mới đào một rãnh. Trồng cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu). Vùng áp dụng nhiều là ở Đông Nam Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên. Hố trồng được đào theo khoảng cách trồng tùy từng giống.
Đào hố.
Đào hố, không đánh rãnh
Kiểu vườn này chủ yếu áp dụng ở vùng đất dốc. Đất có độ dốc từ 5 – 10 độ: trồng cây theo đường đồng mức. Đất có độ dốc 8 – 10 độ: thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang. Vùng được áp dụng nhiều là ở Trung du miền núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên. Hố trồng được đào theo khoảng cách trồng với từng giống.
Vườn trồng trên đất đồi.
Kỹ thuật trồng xoài
Trồng xoài đúng kỹ thuật là công việc hết sức quan trọng để đảm bảo cây phát triển tốt.
Đào hố trồng cây
Trước khi trồng đảo phân ở giữa hố hoặc giữa mô, đảo từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Sau đó đào hố rộng hơn kích cỡ bầu cây giống ở giữa mô hoặc hố.
Đặt cây
Dùng dao hoặc kéo bén cắt rời phần đáy bầu và cắt bỏ phần rễ cái bị cong (nếu có) sau đó dùng dao rạch một đường trên bao bầu cây (bao nilon) từ miệng bầu xuống đáy bầu trước khi đặt cây. Đặt bầu cây vào lỗ mới khoét sao cho bầu cây ngang hoặc cao hơn miệng hố hoặc mặt mô 2 – 3 cm. Nhẹ nhàng tháo bọc nilon ra, tránh làm vỡ bầu gây hư hại rễ cây. Cho đất vào xung quanh bầu đến gần ngang mô trồng hoặc miệng hố là được, cho đất đến đâu nén chặt kết hợp tưới nước đến đấy để cho cây đứng vững, đủ ẩm. Không cần dùng đất quá mịn dễ làm đất bị nén. Không nên đợi lấp đất đầy hố rồi mới nén chặt và tưới một lượt, nước sẽ không ngấm đều khắp bầu cây, đất chung quanh cây không được chặt, cây dễ bị nghiêng ngã.
Phủ đất ở bên ngoài thấp hơn miệng bầu cây 1 chút để khi tưới nước không đọng lại trong bầu cây gây thối rễ. Trong quá trình lấp đất cần chú ý điều chỉnh cho thân cây ở tư thế thẳng đứng vuông góc với mặt đất.
Cắm cọc, buộc dây giữ cây
Dùng cọc, que cắm gần gốc để cố định cho cây đứng thẳng. Cọc được vót nhọn, đóng chắc chắn theo thế chân kiềng, tạo góc 45 – 50 độ so với thân cây. Dùng dây nilon, dây nhựa để cột. Không dùng dây chuối khô, lạt dừa buộc cây vì chúng có tính giữ ẩm sẽ phát sinh nấm bệnh hại cây. Dùng dây cột chặt vừa phải cọc với thân cây, tránh gây tổn thương lớp vỏ thân chỗ tiếp xúc. Thông thường ta buộc cọc chống cây khoảng 2/3 chiều cao thân cây là vừa.
Bài viết trên đây đã giới thiệu tới bạn kỹ thuật trồng xoài chi tiết nhất. Để đạt năng suất, chất lượng cao khi trồng xoài cần đảm bảo phương thức kỹ thuật theo giai đoạn. Chúc bạn áp dụng thành công kiến thức trồng xoài vào thực tiễn.