Cách ủ bã cà phê bón cây giúp tăng năng suất, chất lượng

Bã cà phê sau khi sử dụng sẽ bỏ đi nhưng lại có công dụng tuyệt vời đối với cây trồng. Nó không chỉ cải tạo đất mà còn làm phân bón cực kỳ hiệu quả. Bài viết sau đây, mobiAgri sẽ hướng dẫn bạn cách ủ bã cà phê bón cây vô cùng đơn giản với chế phẩm sinh học.

Trong bã cà phê có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, kali, magie nên được dùng làm phân bón cho rau sạch. Vì thế, cách ủ bã cà phê bón cây đúng cách đang được nhiều người trồng cây quan tâm tìm hiểu. Vậy làm thế nào để tạo nên bã cà phê an toàn, chất lượng và tiết kiệm chi phí? Hãy tham khảo cách làm ngay bên dưới nhé để bổ sung dinh dưỡng cho vườn cây của mình.

Nguyên nhân bã cà phê dùng làm phân bón

Bã cà phê bị loại bỏ sau khi pha chế những cốc cà phê thơm ngon nhưng nó lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, trong bã cà phê có 80% chất khoáng, hữu cơ. Vì vậy, vỏ cà phê được dùng để chế biến thành phân hữu cơ vừa giúp tiết kiệm chi phí lại mang lại hiệu quả cao cho cây trồng. Vì vậy, ngày càng nhiều người lựa chọn bã cà phê làm phân bón. Đặc biệt, bã cà phê được sử dụng cho các loại cây ưa loại đất axit nhẹ như cà rốt, khoai lang, khoai tây, hoa hồng, hành tây, bắp cải,…

Bên cạnh đó, phân bón hữu cơ từ bã cà phê là cách để cải tạo đất khi đất bị bạc màu, nghèo dinh dưỡng do quá trình canh tác liên tục.

Bã cà phê được xử lý làm phân bón hữu cơ còn cung cấp các dưỡng chất, tăng độ phì nhiêu và mùn. Các vi sinh vật có lợi ở trong đất sẽ hoạt động mạnh giúp cân bằng độ pH làm cho đất trở nên tơi xốp và màu mỡ hơn.

Tác dụng của bã cà phê

Làm phân bón: Bã cà phê được phối trộn với một số chế phẩm hữu cơ khác làm phân bón rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, lượng cà phê được sử dụng nên ở mức hợp lý không vượt quá 25%. Bã cà phê sau khi ủ hoai sẽ cung cấp kali, đạm, magie, chất khoảng.

Nuôi trùn quế: Bạn có thể dùng bã cà phê để nuôi trùn quế hoặc giun đất giúp cho môi trường nuôi thoáng khí và giữ ẩm tốt. Đây là điều kiện rất thích hợp cho trùn quế sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.

Cải tạo đất: Sử dụng bã cà phê sẽ giúp đất được thêm nguồn dinh dưỡng và các vi sinh vật có lợi. Nó còn có thể giữ độ ẩm giúp đất trồng tơi xốp, màu mỡ.

Bên cạnh đó, dù bạn bón lượng lớn phân hữu cơ từ bã cà phê thì đất trồng sẽ tránh được hiện tượng ngộ độc như việc sử dụng phân hóa học. Theo đó, các dưỡng chất được đất hòa tan và cây sẽ hấp thụ dần dần trong thời gian dài rất an toàn.

Xua đuổi kiến và sâu bệnh gây hại: Trong thành phần của bã cà phê có chứa nitơ khiến chân của loài kiến bị bỏng. Do vậy, khi sử dụng bã cà phê bón cho cây trồng thì kiến sẽ không thể tấn công gây hại hoa và quả.

Bên cạnh đó, bã cà phê còn có tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh tấn công giúp bà con không cần dùng tới thuốc trừ sâu độc hại.

Trồng nấm: Bên cạnh rất nhiều tác dụng thì bã cà phê còn được dùng để trồng nấm. Bạn có thể dùng bã cà phê để làm giá thể trồng nấm. Từ đó giúp người trồng tiết kiệm được 1 khoản chi phí rất lớn.

Bí quyết ủ bã cà phê

Trước khi bón cho cây trồng thì bã cà phê cần được ủ hoai để cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng. Đồng thời, cần kết hợp các chế phẩm vi sinh thì cây trồng sẽ phát triển nhanh chóng, cho năng suất cao. Cụ thể, quá trình ủ bã cà phê được thực hiện qua các bước sau:

Nguyên liệu

Để ủ bã cà phê làm phân bón cho cây, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: Bã cà phê đã được xay nhỏ và ủ trong 5 ngày; Chế phẩm vi sinh emzeo và nấm trichoderma bacillus; Phân lân, ure; Phân chuồng; Mật rỉ đường; Nước sạch; Các dụng cụ hỗ trợ như cuốc, xẻng, bạt che,…

Vị trí ủ

Để quá trình ủ diễn ra thuận lợi và sử dụng dễ dàng, bạn nên lựa chọn nơi ủ rộng rãi, thông thoáng tránh bị ngập nước khi trời mưa. Bạn nên phủ bạt bên dưới đáy để hạn chế hiện tượng ngấm nước.

Tiếp theo, bạn cần xử lý nguyên liệu bằng cách tưới nước làm ẩm. Sau đó, trộn đều vỏ cà phê cùng phân chuồng, phân ure, lân, vôi. Cứ 1 lớp bã cà phê trộn một lớp mỏng phân ure và lân.

Trộn chế phẩm

Hòa nấm trichoderma và chế phẩm emzeo với nước sạch để chế tạo dịch men. Tiếp theo, cần bổ sung mật rỉ đường vào với tỷ lệ phù hợp với lượng bã cà phê.

Sau đó, cứ 1 lớp bã cà phê dày từ 15-20cm thì tưới một lớp men vi sinh sao cho độ ẩm đạt 50%. Quá trình được lặp đi lặp lại đến khi hết bã cà phê cần ủ. Tiếp đến, bạn dùng cào trộn các nguyên liện với nhau. Tiến hành phủ bạt đậy kín không cho ruồi nhặng xâm nhập, đồng thời giữ kín khí và độ ẩm cho bã cà phê.

Bổ sung chế phẩm, nước

Sau ủ cà phê được 7 ngày thì bạn cần kiểm tra đống ủ. Nếu lớp ngoài có màu đen và nhiệt độ khoảng 60oC thì tiếp tục ủ. Nếu đống ủ chưa chuyển màu đen thì có thể bị thiếu men vi sinh và độ ẩm. Và việc của bạn lúc này là bổ sung nước và chế phẩm vi sinh. Bạn cần chú ý tưới nước đều để đảm bảo độ ẩm phù hợp và đậy kín bạt ủ tiếp như ban đầu.

Kiểm tra thành phẩm

Sai khi ủ tiếp được 20 ngày thì cần kiểm tra đống ủ thêm 1 lần nữa. Bã cà phê ủ hoai đạt chuẩn khi lớp mặt có lớp vi sinh màu trắng. Trường hợp đống ủ bị khô và không có lớp màu trắng thì cần bổ sung nước và ủ tiếp.

Sau khoảng 4-5 tháng bã cà phê sẽ hai mục hoàn toàn thành dạng mùn, không và không có mùi hôi. Lúc này bạn có thể dùng bã cà phê để bón cho cây. Bạn có thể bảo quản bã cà phê trong túi nilon để dùng dần.

Một vài lưu ý khi ủ bã cà phê

Trong quá trình ủ bã cà phê nếu bạn tưới nước nhiều và thường xuyên có thể làm đọng nước gây hiện tượng úng rễ. Do vậy, bạn hãy chú ý khi sử dụng phân hữu cơ từ bã cà phê tránh tình trạng thối rễ. Bã cà phê mang lại lợi ích tốt cho cây nhưng kèm theo đó nó là môi trường thích hợp cho nấm, sâu bệnh phát triển. Vì thế, việc ủ bã cà phê với chế phẩm là giải pháp giúp ngăn ngừa chúng gây hại cho cây. 

Trong bã cà phê vẫn còn hàm lượng lớn caffeine nên khi bón trực tiếp thì có thể ức chế sự phát triển của 1 số loại cây, nhất là cây non. Do đó, bạn nên sử dụng bã cà phê kèm với các loại phân hữu cơ khác.

Như vậy, bạn đã biết được tác dụng bất ngờ của bã cà phê với sự phát triển của cây trồng. Để sử dụng nguyên liệu này hiệu quả nhất thì hãy áp dụng ngay cách ủ bã cà phê mà mobiAgri vừa hướng dẫn ở trên. Ngoài ra, nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích đến canh tác sản xuất cây trồng thì hãy cập nhật các bài viết khác của chúng tôi nhé.

1.2/5 - (5 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!