Cây trúc cảnh có rất nhiều giống khác nhau. Dưới đây là những loại cây trúc cảnh đẹp, dễ trồng, phù hợp trang trí trong gia đình. Đặc biệt những cây trúc cảnh này còn có ý nghĩa phong thủy, đem tài lộc cho người trồng.
Nội dung bài viết
Vì sao nên trồng cây trúc cảnh trong nhà?
Cây trúc là một trong bốn loại cây thuộc hàng “tứ quý” (tùng, cúc, trúc, mai) theo quan niệm lâu đời của người Việt. Cây trúc không chỉ là loại cây cảnh đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Trúc thể hiện cho vẻ đẹp cao sang, quý phái, ý chí mạnh mẽ, kiên cường. Do đó, những người lựa chọn trồng cây trúc cảnh trong nhà, chắc chắn là những người có phong cách sống đặc biệt, có “gu” riêng.
Cây trúc thường mọc thành bụi, rất dễ trồng, không cần mất nhiều công chăm sóc. Ngoài ra, với dáng cây thanh mảnh nhưng mộc mạc rất thích hợp cho các ngôi nhà có diện tích nhỏ cần trang trí cây xanh cho sinh động.
Ngoài ra, cây trúc cảnh còn mang ý nghĩa phong thủy. Gia đình trồng cây trúc cảnh trong nhà sẽ thường xuyên gặp nhiều may mắn về tiền bạc. Cây có tác dụng đuổi tà, trừ khí độc rất hiệu quả.
Các loại cây trúc cảnh đẹp, dễ trồng, mang tài lộc cho gia chủ
Cây trúc có tên khoa học là Phyllostachys thuộc họ Tre. Cây thường mọc nhiều tại các quốc gia Châu Á . Hiện nay, chi Trúc có rất nhiều loài và giống khác nhau. Dưới đây, mobiAgri xin giới thiệu đến các loại những giống cây trúc cảnh vừa đẹp, vừa dễ trồng được nhiều gia đình Việt lựa chọn.
Cây trúc quân tử
Trong số các loại cây trúc cảnh dễ trồng, được nhiều người yêu thích để trang trí sân vườn, trúc quân tử được xếp đầu bảng.
Cây trúc quân tử thường được trồng thành hàng rào hoặc cạnh bờ tường nhà, vừa có tác dụng bảo vệ ngôi nhà, tránh những ánh nhìn tò mò từ bên ngoài, vừa tạo không khí trong lành, thanh bình cho cảnh quan ngôi nhà.
Cây trúc chỉ vàng
Dù là người mới chơi cây cảnh, bạn cũng có dễ dàng trồng cây trúc chỉ vàng. Cây có chiều cao trung bình 3-5 m, nếu chăm sóc tốt cây có thể phát triển đến 7m.
Nhiều gia đình trồng cây trúc chỉ vàng ở hàng rào, sân vườn làm bóng râm và trang trí không gian sống của gia đình.
Cây trúc mây
Cây trúc mây còn có tên gọi khác như cây mật mật cây trúc Đài Loan… Cây có chiều cao từ 1-2m rất thích hợp trồng trong chậu cây cảnh để bố trí trong các gian phòng gia đình hoặc phòng làm việc công sở.
Khi lựa chọn cây trúc cảnh làm quà tặng, nhiều người tặng nhau cây trúc mây để thể hiện ý động viện, kích lệ vượt qua mọi khó khăn.
Cây trúc Nhật
Nhiều gia đình thường bày một chậu cây trúc Nhật trong phòng khách hoặc lối cửa chính với ý nghĩa cây đem may mắn đến cho gia chủ. Cây còn lọc không khí và bụi bẩn quanh nhà công hiệu. Tuy nhiên, những gia đình có vật nuôi, không nên trồng trúc Nhật vì có thể gây ngộ độc cho chúng.
Cây trúc cảnh Quan Âm
Cây trúc Quan Âm còn gọi là cây trúc Phật bà vì thân cây thoạt nhìn nhưng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Vì cây có nhiều đốt nên rất chắc khỏe, rất thích hợp trong nơi sân vườn.
Trồng cây trúc Quan Âm trong gia đình thể hiện mong ước được vạn sự cát tường, bình an và may mắn.
Cây trúc cảnh mini – trúc phú quý
Đây là giống cây trúc cảnh mini được dân văn phòng rất yêu thích. Cây có ý nghĩa chúc cho sự nghiệp thuận lợi, sớm thăng tiến nên được nhiều người chọn đặt trên bàn làm việc.
Cây trúc phú quý có nhiều tên gọi dân dã như trúc vạn niên, trúc phát dụ…Cây có thân thẳng nhưng dễ dàng uốn nắn thành nhiều hình dáng khác nhau. Cây có thể trồng đất hoặc trồng nước (thủy sinh) đều được. Vì đặc tính dễ trồng, dễ thích nghi ở nhiều môi trường khác nhau nên trúc phú quý có thể trang trí cho nhiều không gian khác nhau.
Cây thủy trúc Thái
Cây thủy trúc được nhiều người biết đến theo dạng cây thủy sinh. Chỉ với một chiếc bình thủy tinh đẹp bạn có thể trang trí cây ở mọi nơi, đồng thời dễ dàng ngắm nhìn bộ rễ của cây thủy trúc phát triển.
Cây vừa có công dụng lọc không khí, vừa có khả năng làm sạch nước. Vì vậy, nhiều người chơi cá cảnh trồng thủy trúc trong bể cá để lọc tạp chất và làm trong nước bể.
Cách chăm sóc cây trúc cảnh dễ thực hiện
Các giống cây trúc cảnh nói chung đều rất dễ trồng, dễ chăm sóc, bạn không phải bận tâm quá nhiều. Tuy nhiên, để duy trì dáng vẻ khỏe khoắn, tươi tốt cho cây trong thời gian dài, bạn cần thực hiện một số thao tác kỹ thuật dưới đây:
Tưới nước: Tưới với lượng nước phù hợp, đủ để giữ ẩm cây, tránh làm rễ bị ngập úng.
Đất: Định kỳ bổ sung đất tơi xốp. Bạn nên sử dụng đất pha cát để tăng khả năng thoát nước tốt.
Ánh sáng: Nếu trồng cây trúc cảnh trong chậu và đặt trong nhà, bạn cần thường xuyên mang cây ra phơi nắng để cây luôn khỏe mạnh.
Tỉa cành: Cây trúc theo thời gian sinh trưởng sẽ ra nhiều lá xum xuê. Bạn nên cắt tỉa để tạo dáng đẹp cho cây, loại bỏ các lá vàng úa để duy trì đặc tính phong thủy của cây xanh.