sau_rieng_sau_thu_hoach

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh sầu riêng sau thu hoạch

Sầu riêng là cây ăn quả lâu năm, mang lại thu nhập cao cho nhà vườn. Cây sầu riêng có thể trồng thuần, trồng xen với cây cà phê, hồ tiêu và nhiều loại cây trồng khác. Tùy vào điều kiện sinh thái, canh tác từng vùng, cây sầu riêng đã cơ bản kết thúc thời gian thu hoạch.

Sau một thời gian mang quả, sầu riêng cần bổ sung dinh dưỡng cao, để tái tạo bộ tán mới, tối thiểu đạt hai lá thành thục. Sau đây TS. Đặng Bá Đàn chia sẻ một số lưu ý về chăm sóc cây sầu riêng trong giai đoạn này tại vùng Tây Nguyên.

🍀Tỉa cành, tạo tán mới

Tạo hình thông thoáng, đủ ánh sáng sẽ hạn chế sâu bệnh hại, dinh dưỡng được tập trung, giúp cây phục hồi nhanh, đảm bảo tạo điều kiện tốt cho quá trình ra hoa đậu quả tiếp theo. Tỉa cành, tạo tán mới bao gồm:

+ Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô, cành vượt, cành vô hiêu, mầm mọc thành cụm.

+ Những cành thấp, sát đất khoảng 1m (nhất là có trồng xen, trồng dày) nên loại bỏ, vì những cành này thường dễ bị nấm bệnh tấn công.

+ Cắt tỉa chồi, chồi ngọn mới hợp lý, loại cuống, quả khô còn sót lại ở trên thân, cành.

🍀Vệ sinh vườn cây

+ Vườn sau thu hoạch sẽ có nhiều tàn dư thực vật như cỏ dại, quả rụng, vỏ quả, cành khô, vật dụng, bao bì… cần được thu gom, xử lý để hạn chế sâu bệnh tồn dư trong vườn, quản lý cỏ, tạo cảnh quan vườn cây sinh thái

🍀Duy trì ẩm độ, thảm phủ, tưới nước cho cây

+ Sau thu hoạch, cần đảm bảo luôn duy trì đủ nước, vườn thông thoáng, thoát nước tốt. Việc đảm bảo nguồn nước, duy trì thảm phủ còn giúp cây hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng, nhanh phục hồi, tránh sốc do thay đổi thời tiết cực đoan.

🍀Bón phân phục hồi sau thu hoạch

Tùy theo năng suất thu hoạch, điều kiện đất đại, canh tác nên sử dụng phân hữu cơ, vi sinh, phân vô cơ hợp lý, cân đối.

+ Thời gian bón, tùy thuộc mục đích của nhà vườn, tình trạng vườn cây và thời điểm kết thúc thu hoạch, tại Tây Nguyên có thể bón từ cuối tháng 9 đến tháng 10-11, bón 2 lần, cách nhau 1 tháng;

+ Để cây phục hồi nhanh và phát triển cành lá, cần thiết bón Đạm và Lân cao hơn Kali, với các công thức NPK như: 16-16-8 TE; 19-12-6; 20-20-15; N:P:K:Mg, tỷ lệ: 15:15:6:4. Lượng bón từ 2-3 kg/cây, những cây phát triển bộ lá kém có thể bón bổ sung 1-2 kg DAP, kết hợp phun phân bón lá có Đạm và Lân cao.

+ Lượng phân chuồng, hữu cơ, khoảng 50-80 kg/cây, tùy điều kiện canh tác và chất lượng phân để bổ sung phù hợp, kết hợp ủ phân với nấm đối kháng Trichoderma; Kiểm tra pH đất để bón vôi, lượng bón thông thường 0,5-1,0 kg/ cây, nếu pH cao hơn 6,5 thì không nên bón

🍀Phòng trừ sâu bệnh hại

+ Sau cắt tỉa cành, vệ sinh vườn, sử dụng thuốc gốc đồng (Đồng OxyClorua- Coc 85 WP) để rửa vườn, phòng trừ nấm, tảo, rong (tháng 10-11).

+ Dùng vôi bột pha nước quét xung quanh để bảo vệ thân, gốc cây sầu riêng, hạn chế bào tử nấm Phytophthora và bọ cánh cứng.

+ Đây là thời điểm thời tiết còn ẩm, mưa, cây mới phục hồi ra chồi, cơi mới, dễ bị các loại sâu bệnh hại tấn công. Cần theo dõi để xử lý kịp thời nhất là các loại sâu ăn lá, chích hút, thán thư..;

+ Thuốc trừ sâu rầy, chích hút sử dụng loại có hoạt chất Spirotetramat, Emamectin benzoate; thuốc trừ nấm có hoạt chất acid phosphorous (Agri fos 400), Fosetyl (Aliette 800 WG) để phun, quét theo hướng dẫn.

TS. Đặng Bá Đàn

Đánh giá bài viết

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!