ray-xanh-hai-sau-rieng-1

Chuyên gia hướng dẫn: Quản lý rầy xanh trên sầu riêng

Hiện nay diện tích sầu riêng ngày càng tăng hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi diện tích tăng cũng đồng nghĩa với nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh hại và việc quản lý các đối tượng này cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (Đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách) mới có thể quản lý tốt.

Với đặc tính ẩn nấp, dễ di chuyển hoặc thấp chí dễ kháng thuốc nhóm chích hút trong đó rầy xanh là nỗi ám ảnh của nhiều nhà vườn trồng sầu riêng.

Rầy xanh khiến cho đọt non và lá non rụng hàng loạt, gây các tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cây trồng. Hệ quả lớn nhất là năng suất và chất lượng trái thấp, thu nhập của nhà vườn bị sụt giảm.

Phát hiện sớm và kịp thời phòng trừ rầy xanh có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo toàn năng suất vườn và chất lượng quả.

Cùng ThS. Lê Thanh Hùng tìm hiểu các giải pháp quản lý rầy xanh trên cây sầu riêng trong bài viết hôm nay.

Rầy xanh gây hại sầu riêng

🐛Tên thường gọi: Rầy xanh

🐛Tên Tiếng Anh: Leafhopper

🐛Tên khoa học: Amrasca sp.

🍀Đặc điểm hình thái và vòng đời của rầy xanh

Trưởng thành (2 – 21 ngày): Thân dài từ 2,5 – 4 mm, màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có chấm đen nhỏ. Cánh trong mờ, màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà.

Trứng (5 – 8 ngày): Có hình hơi cong dạng quả chuối, dài khoảng 0,8 mm. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt hay hơi nâu. Vòng đời của trứng từ 5 – 8 ngày. Rầy đẻ thành từng ổ, với khoảng 12 đến 14 trứng.

Rầy non 9 – 11 ngày (mùa Xuân); 7 – 8 ngày (mùa Hè); 14 – 16 ngày (mùa Đông): Rầy xanh non có 5 tuổi, tuy chưa có cánh nhưng gần giống trưởng thành. Rầy mới nở màu trắng trong suốt, dài 1 mm. Rầy càng lớn chuyển dần sang màu xanh. Cuối tuổi 5 cơ thể dài 2mm.

🍀Biểu hiện gây hại của rầy xanh trên cây sầu riêng

👉Rầy xanh thường xuất hiện ở các vườn sầu riêng trong giai đoạn lá non, lá lụa và lá già, gây hại ở cả 2 giai đoạn thành trùng và ấu trùng.

👉Rầy phát triển mạnh nhất là khi cây bắt đầu nhú đọt (nhú mũi giáo). Rầy thường đẻ vào bên trong lưỡi giáo, vì thế trứng rầy được bảo vệ rất tốt và tỷ lệ nở cao.

👉Rầy gây hại mạnh nhất ở giai đoạn ấu trùng tuổi 1 – 2 khi lá sầu riêng chưa mở. Chúng chích hút dịch nhựa của đọt non và lá non của cây sầu riêng. Chính vì vậy giai đoạn cây đi đọt thường thấy mật số rầy xanh phát triển rất mạnh.

👉Đọt và lá non bị rầy chích hút dẫn đến hiện tượng cháy đọt, cháy lá kéo theo đó là lá non rụng nhiều.

👉Đối với các lá bị hại nhẹ thì trên bề mặt lá sẽ có các vết kim châm li ti màu vàng, lá cong dần lên . Dần dần vết bệnh chuyển sang nâu, lá bị thủng và cháy lá.

 Vết chích rầy xanh gây hại nhẹ

👉Ở các lá bị hại nặng thì lá chuyển sang màu vàng, rồi màu đỏ, lá quăn queo, cháy dần từ mép lá vào bên trong.

Rầy xanh gây cháy lá và rụng lá nặng

🍀Biện pháp phòng trị rầy xanh trên cây sầu riêng

Để phòng trị rầy xanh trên sầu riêng hiệu quả bà con cần lưu ý:

– Trồng vườn với mật độ và khoảng cách thích hợp

– Tỉa cành, dọn vườn thông thoáng giúp hạn chế sâu bệnh

– Chăm sóc cây trồng tốt, bón phân cân đối và hợp lý để đọt non ra đồng loạt dễ dàng xử lý. Tránh trường hợp ra lẻ tẻ để rầy xanh tấn công nhiều lần.

– Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nhằm tăng sức đề kháng để chống chịu với các loại sâu bệnh hại.

– Chủ động thăm vườn thường xuyên, đặc biệt khi cây sầu riêng ra đọt non, lá non (mũi giáo). Nếu mật số thấp 1 –  2 con/đọt non có thể dùng hoạt chất sinh học Emamectin, Abamectin kết hợp chất thấm sâu để quản lý hiệu quả

– Khi mật độ cao hơn 3 – 5 con/lá non tiến hành sử dụng thuốc BVTV. Do rầy dễ kháng thuốc nên luân phiên thay đổi các gốc thuốc: Cartap, Imidacloprid, Acetamiprid, Bufrofezin, Fenobucarb, Pymetrozine…Lưu ý nên kết hợp với chất lưu dẫn thấm sâu hoặc dầu khoáng. Phun định kỳ 5 – 7 ngày/lần. Bà Con cũng cần kết hợp với thuốc bệnh để quản lý.

Chúc bà con chăm sóc tốt!

ThS. Lê Thanh Hùng

5/5 - (1 vote)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!