6-BI-KIP-TRONG-HOA-NGAY-NANG-2

[Chuyên gia tư vấn]: 6 bí kíp trồng hoa ngày nắng

Thời tiết nắng nóng oi ả làm cho cây hoa thường xuyên mất nước, héo úa. Nếu tưới nước nhiều vào thời điểm này, cây hoa có khả năng bị úng gây thối rễ. Ngoài ra, đất mất nước liên tục dẫn đến bị khô cằn, nắng nóng còn làm cho sâu bệnh hại phát triển… Do đó, hãy cùng TS. Phạm Thị Liên – Chuyên gia tư vấn của mobiAgri trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể chăm sóc cây hoa tốt nhất trong mùa nắng nóng.

Các biện pháp chăm sóc hoa trong những ngày nắng nóng cụ thể như sau:

Tưới nước cho cây hoa mùa nắng

Tưới đúng lượng nước là việc làm vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc cây vào những ngày nắng nóng. Nắng nóng làm nước dễ bay hơi, khó giữ được độ ẩm để đáp ứng được lượng nước cho cây cần hấp thụ mỗi ngày. Vì vậy, nên quan sát và tưới cây thường xuyên để duy trì độ ẩm. Thời gian tốt nhất để tưới cây là sáng sớm hoặc chiều tối. Chú ý tưới đủ ẩm đất, không tưới qúa nhiều, dễ làm cho rễ cây bị thối.

Phương pháp tưới tốt nhất là tưới rãnh (bơm nước vào dầy rãnh, khi nước vừa ngấm đủ ẩm, rồi tháo hết lượng nước còn dư) hoặc tưới nhỏ giọt (sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt) cho cây hoa là 2 phương pháp tưới tốt nhất.

6-BI-KIP-TRONG-HOA-NGAY-NANG-2

Làm giảm nhiệt độ và giữ ẩm đất

Dùng các vật liệu như rơm, dạ, cỏ khô, bèo tây (các vật liệu cần được xử lý thuốc trừ nấm bệnh trước khi che phủ đất trồng hoa) hoặc che phủ đất bằng các tấm xốp nhằm hạn chế cỏ dại, bảo vệ lớp đất mặt tránh khỏi ánh nắng thiêu đốt của mặt trời, giảm bớt nhiệt độ đất, hạn chế sự bốc thoát hơi nước, che chắn cho bộ rễ cây hoa khỏi bị thương tổn do nắng nóng.

Bón phân

Hạn chế đến mức tối đa việc bón phân cho cây hoa vào những ngày nắng nóng nhất là phân hóa học vì phân hóa học dễ bị bay hơi do nắng nóng mặc khác làm cho rễ cây hoa bị tổn thương. Nếu cần thiết thì dùng phân bón hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh, trùn quế để bón cho cây hoa. Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất là thay đổi thời gian bón phân. Nên bón tập trung vào đầu mùa hè (khi thời tiết chưa quá nóng) và vào cuối mùa hè (thời tiết đã bớt nóng).

Hạn chế tỉa lá, ngọn hoặc sang chậu khi thời tiết nóng

Thời tiết nóng, lá cây hoa thường bị héo, đừng vội cắt bỏ, đó là hiện tượng tư nhiên giúp cây tự bảo vệ chính mình bằng cách héo lá làm giảm khả năng thoát hơi nước. Khi đợt nóng kết thúc, cần tỉa bớt lá già cho thoáng vườn.

Nếu nhiệt độ trên 30ºC không phải là thời điểm thích hợp để sang chậu hoặc thay chậu cho bất kỳ loại cây hoa, cây nào. Việc sang chậu khi thời tiết nắng nóng sẽ dễ dẫn đến cây bị rụng lá và làm hỏng nhiều rễ nhỏ.

Giảm nhiệt độ không khí xung quanh cây hoa

Cần chú ý các biện pháp che chắn nhằm giảm nhiệt độ và cường độ ánh sáng quá cao để cây hoa đỡ bị cháy nắng. Tạo bóng mát cho cây bằng cách che chắn làm giảm cường độ ánh sáng là cách chăm sóc cây hoa trong mùa nắng nóng đơn giản và hiệu quả. Việc tạo bóng mát sẽ hạn chế lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào cây. Luôn chú ý độ cao của bóng mát, nếu tấm che phủ có màu tối mà để quá gần mặt đất có thể làm đất bị nóng lên do tấm vải hấp thụ nhiệt.

6-BI-KIP-TRONG-HOA-NGAY-NANG-1

Quản lý sâu bệnh hại cho cây hoa

Ngoài các biện pháp khác cần quan tâm đến một số sâu bệnh hại chính sau:

– Sâu hại: chủ yếu là nhóm chích hút như Rầy mềm, bọ phấn trắng, rệp các loại, bọ trĩ và nhện đỏ. Chú ý vệ sinh đồng ruộng, sau khi thu hoạch nên gom hết tàn dư (thân, lá, hoa…) ra khỏi ruộng, làm sạch cỏ xung quanh ruộng rau để hạn chế nơi cư trú của nhóm chích hút. Có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp để phòng ngừa bọ trĩ, bọ phấn trắng; tưới phun mưa để duy trì độ ẩm trong đất… Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học có hoạt chất: Emamectin, Abamectin kết hợp với dầu khoáng để phòng trừ đạt hiệu quả cao.

– Bệnh hại: chủ yếu là các bệnh đốm do nấm gây ra.

Nấm bệnh tồn tại trên các loại rơm rạ, cỏ dại… dùng che phủ đất. Do vậy, nên chọn giống chống chịu bênh; xử lý giống, xử lý đất trước khi trồng bằng cách bón vôi cho đất, lên liếp cao. Để phòng ngừa các loại bệnh do nấm gây ra có thể xử lý bằng cách phung thuốc trừ nấm bệnh bằng thuốc trừ nấm sinh học có hoạt chất là Chitosan.

Như vậy, sản xuất các loại hoa trong mùa nắng nóng, ngoài các biệp pháp chăm sóc, che chắn tránh nắng nóng còn cần quản lý tốt sâu bệnh hại, cập nhật thông tin dự  báo thời tiết, dự báo sâu bệnh của nhà chuyên môn hoặc theo dự báo của cơ quan chuyên môn.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp được bà con nông dân chăm sóc hoa có hiệu quả trong những ngày thời thiến nắng nóng.

TS. Phạm Thị Liên

Biên tập bởi mobiAgri

XEM THÊM:

Cách trồng hoa hồng trong chậu tại nhà nở hoa rực rỡ

5 mẹo trồng hoa giấy nhanh lớn

Đánh giá bài viết

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!