rep-vay-hai-van-tue-4

[Chuyên gia tư vấn]: Phòng trừ rệp vảy hại vạn tuế

Cây vạn tuế là loài cây cảnh được nhiều người ưa thích chọn làm cây cảnh vì chăm sóc đơn giản, dễ trồng và có hình dáng khỏe đẹp. Trong số sâu bệnh hại sử dụng vạn tuế làm thức ăn, rệp sáp vẩy (Chrysomphalus ficus) thuộc họ Diaspididae là đối tượng hại khá nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết cây, lại khó phòng trừ.

Rệp không chỉ hại vạn tuế mà cả trên nhiều loại cây trồng khác như cây ăn quả, cà phê, hoa…

 rep-vay-hai-van-tue-2

Ban đầu, chỉ cần vài ba con nhìn giống như những cái vẩy mầu trắng nhỏ xíu cỡ 1-2mm bám chặt vào gốc của cuống lá kép mà người trồng không để ý. Chúng sẽ nhanh chóng phát triển nhờ tốc độ sinh sản nhanh, nhất là khi gặp điều kiện thuận lợi. Chỉ sau một thời gian ngắn, rệp đã sinh sôi nẩy nở bám trắng cả mặt dưới của phiến lá chét và quanh gốc lá.

Khi mật độ cao, chúng bám trắng cả bề mặt lá. Rệp thường dính bám bất động một điểm, chích hút nhựa làm lá cây vàng dần, nếu nặng có thể làm lá vàng úa nặng và chết khô. Đáng tiếc là nhiều loại thuốc trừ sâu thông thường không thể trừ được  loài rệp này vì chúng có một lớp vỏ dai chắc bảo vệ bên ngoài.

XEM THÊM: Cách trồng cây vạn tuế đúng kỹ thuật

Cách phòng trừ rệp vảy, người trồng cần lưu ý:

Cần kiểm tra kỹ rệp vảy ngay khi mua cây giống, hoặc khi tách chiết cây giống từ cây mẹ thật kỹ, nếu phát hiện thấy có rệp thì phải diệt trừ ngay bằng cách dùng tay tuốt giết hoặc dùng bàn chải hoặc chổi cọ (loại có lông cứng) cọ rửa thật kỹ những chỗ có rệp bu bám, xịt nước để rửa trôi hết rệp trước khi đem cây giống đi trồng.

Trong quá trình chăm sóc cây, cần  phát hiện sớm và trừ diệt ngay theo cách trên để ngăn chặn rệp sinh sôi phát triển.

rep-vay-hai-van-tue-1

Khi mật độ rệp cao do phát hiện muộn, cần cắt bỏ và tiêu hủy ngay những lá nhiều rệp. Chú ý dùng bàn chải có lông cứng cọ rửa kỹ những lá còn lại, sau đó dùng vòi nước mạnh để phun rửa. Cần chú ý rệp cũng tập trung khá nhiều ở vùng rễ nên cần kiểm tra và xử lý ngay vùng gốc rễ sát mặt đất.

Cách diệt trừ rệp vảy

Có thể diệt trừ rệp bằng các biện pháp sinh học như sử dụng nấm ký sinh Beauveria, Metarhizium… các chế phẩm thảo mộc như tỏi ớt, nước điếu…Nếu các giải pháp trên vẫn chưa đủ hiệu quả, người trồng có thể sử dụng một số lọai thuốc hóa học có hoạt chất: Imidacloprid, Chlorpyrifos Ethyl, Abamectin, Buprofezin, Fenobucarb … để phòng trừ.

Sau khi phun, cần dùng bao hoặc vải nilon bao trùm kín cây để duy trì kéo dài hoat lực của thuốc nhờ hiệu quả xông hơi để diệt tiếp rệp còn nằm ẩn nấp trong các khe kẽ của cây, rệp non. Thời gian phủ kín khoảng 2 -3 ngày. Sau đó, mở bao che phủ và dùng vòi bơm nước có áp lực phun mạnh để xịt rửa cho hết những con rệp còn đang ngắc ngoải chưa chết hẳn đang đeo bám trên cây. Sau 3-5 ngày, nên phun thêm lần hai để diệt tiếp rệp non mới nở. Chú ý phun kỹ và nhiều hơn ở những vị trí có nhiều rệp bu bám.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người sản xuất trở thành chuyên gia trên chính ruộng vườn của mình như yêu cầu khi thực hiện chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp IPHM (IPHM Integrated Plant Health Management), Quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM Integrated Pest Management).

TS. Nguyễn Văn Biếu

Biên tập bởi mobiAgri

1/5 - (4 votes)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!