ngo-doc-huu-co-tren-lua-6

[Chuyên gia tư vấn]: Xử lý lúa bị ngộ độc hữu cơ

Trong canh tác lúa hiện nay, nông dân thâm canh tăng vụ (3 vụ/năm) dẫn đến đất không được nghỉ, rơm rạ không kịp phân hủy.

Do rơm rạ được phân hủy trong điều kiện ngập nước nên sinh ra các axit hữu cơ và một số khí độc như CH4, H2S…. làm rễ lúa bị thối. Nếu thời gian rễ lúa bị thối kéo dài, rễ lúa sẽ không hấp thu đủ phân nên bụi lúa sẽ suy yếu làm cho lá lúa có màu vàng (do thiếu N), bụi lúa kém đâm chồi và lùn.

lua-bi-ngo-doc-huu-co-1

Hình ảnh ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ

Nguyên nhân khiến lúa bị ngộ độc hữu cơ

+ Do đặc điểm của thời vụ, sau khi thu hoạch lúa xong, bà con gấp rút làm đất, gieo cấy lúa ở mùa vụ kế tiếp.

+ Rơm rạ, tàn dư hợp chất hữu cơ chưa kịp phân hủy. Thường là do nông dân sản xuất liên tục trên một thửa ruộng, rơm rạ của vụ trước bị vùi trong đất phân hủy trong điều kiện yếm khí tiết ra các chất độc gây hại cho lúa vụ sau (các chất độc hữu cơ đó là phenolic, hydro sulfic, khí metan, các axit hữu cơ làm tăng độ chua của đất).

+ Do có những đợt mưa rửa ruộng trái mùa. Xử lý rơm rạ không được, dẫn đến rơm rạ cày vùi trong điều kiện ngập nước, làm đất, trồng lúa ngay. Sự phân hủy rơm rạ từ vụ trước sẻ sản sinh độc chất hữu cơ, ảnh hưởng xấu đến quá trình hô hấp và hút dinh dưỡng cho cây, đặc biệt tổn thương đến bộ rễ.

lua-bi-ngo-doc-huu-co-2

+ Do đất thiếu oxi, gây tình trạng yếm khí ức chế sự hô hấp của rễ lúa.

+ Ruộng chua, trũng bà con ít bón vôi để cải tạo đất. Hoặc do bón phân NPK không cân đối đặc biệt bón thừa đạm nhiều.

+ Ở những ruộng đất nhiễm phèn, tình trạng ngộ độc hữu cơ diễn ra mạnh hơn.

+ Do bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục, đất ruộng có thành phần cơ giới nặng, đất không được phơi ải, đất ngập nước thường xuyên, đất còn lẫn rơm rạ chưa phân hủy.

XEM THÊM:

Phòng trừ rầy lưng trắng gây hại lúa các tỉnh phía Nam

Bọ vòi voi hại lúa – sâu hại mới trên cây lúa

Triệu chứng của ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ

Hiện tượng này thường xuất hiện khi lúa sau sạ, cấy 15 – 30 ngày.

– Ban đầu khi mới phát sinh, ngọn lá có hiện tượng biến vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới, thân yếu ớt, lá có khuynh hướng dựng đứng. Bệnh nặng số lượng lá vàng đỏ tăng. Bị vàng đỏ đến 1/3 lá, lúa sinh trưởng kém, cây còi cọc, đẻ nhánh ít.

lua-bi-ngo-doc-huu-co-3

– Trong ruộng, các nơi trũng thường bị trước sau đó đến toàn ruộng. Bà con nông dân có khuynh hướng bón tăng ure cho ruộng, có giúp lúa xanh lại nhưng bụi lúa vẫn yếu, lùn hơn bình thường và sau đó cho bông rất nhỏ và năng suất kém.

– Khi nhổ cây lên có thấy rễ chuyển từ màu trắng – vàng – đen. Rễ có mùi hôi tanh, không có rễ trắng, rễ mới không phát sinh. Thời gian này dù có bón phân, lúa hấp thụ kém, lá lúa vẫn không xanh được. Nếu không có biện pháp khắc phục, lúa sẽ lụi dần và chết.

lua-bi-ngo-doc-huu-co-4

Biện pháp hạn chế và khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ

👉Làm đất

– Trong trường hợp cày vùi gốc rạ trên mặt ruộng thì nên để đất trống 3 tuần mới nên gieo sạ lại. Có thể kết hợp xử lý Trichoderma trước khi cày vùi. Cày vùi rơm rạ xong cho nước ngập khoảng 2 tuần sau đó tháo hết nước và thay nước mới vào để làm đất gieo sạ.

Ngoài ra, trước khi trục trạc có thể xử lý rải vôi 40 – 50 kg/1000m2 để khử độ chua và khử độc cho đất.

– Tạo rãnh thoát nước tốt. Việc rút nước nhanh có tác dụng loại bỏ chất độc, đất khô ráo, có khe nứt, cho không khí chui xuống dưới, chất độc bay hơi. Một mặt xả bỏ độc tố một mặt bay hơi.

👉Tháo nước

Áp dụng biện pháp tưới khô ướt xen kẽ tự nhiên. Sau mỗi cử phân (chú trọng ở giai đoạn lúa 15 và 25 NSS) nên rút nước cạn khô (nứt chân chim) 5 – 7 ngày sau đó lấy nước vào ruộng ở mức 3 – 5 cm. Biện pháp này giúp cung cấp ô xy cho đất, hỗ trợ bộ rễ phát triển tốt, nên cần lặp lại nhiều lần.

Kỹ thuật rút nước này tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh tốt, đồng thời giúp bộ rễ phát triển mạnh, đâm sâu vào đất, tăng cường khả năng hút chất dinh dưỡng, giúp cho cây lúa ít bị đổ.

👉Bón phân

Cần áp dụng phương châm là bón lót sâu, thúc sớm, tập trung và bón phân cân đối và đầy đủ từ đó giúp lúa cứng cây, khỏe mạnh ngay từ đầu vụ.

+ Đối với ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, bà con ngừng ngay việc bón phân đạm hoặc NPK, cần đưa nước vào ruộng với mực nước 3 – 5cm, kết hợp với làm cỏ sục bùn giúp rễ thoáng khí. Sau 5 – 7h tháo nước trong ruộng, để khô 2 – 3 ngày, đưa nước trở lại nhằm rửa bớt độc tố trong quá trình phân hủy rơm rạ tạo ra.

lua-bi-ngo-doc-huu-co-5

Rơm rạ chưa phân hủy hết

+ Chống stress cho lúa: Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng Brassinolide để chống stress cho cây lúa.

+ Bón phân: Bón lót đầy đủ và bón thúc sớm. Nên sử dụng sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây lúa giúp cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng giúp cây lúa phục hồi nhanh, đẻ nhánh khỏe tập trung, tăng khả năng đề kháng, tăng năng suất và chất lượng lúa.

+ Sử dụng các chất có chức năng giúp lúa hồi phục nhanh, tăng khả năng hút dinh dưỡng như: Dịch chiết xuất rong biển tan 100%, Compoud Sodium Nitrophenolate 98%, Humatan 100%, aminio axit,… tưới qua lá, có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi của lúa.

📌Lưu ý: Sau khi kiểm tra thấy cây lúa ra rễ mới (rễ trắng) và lá mới, ruộng lúa xanh nên sử dụng chất kích thích ra rễ, giúp thúc đẩy sự hồi phục và ra nhiều rễ mới. Khi cây lúa phát triển bình thường mới tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường.

ThS. Lê Thanh Hùng

Biên tập bởi mobiAgri

Đánh giá bài viết

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!