Đề phòng BỌ CÁNH CỨNG gây hại DỪA tại các tỉnh phía Nam

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay mức độ gây hại của bọ cánh cứng đến các vườn dừa ở mức: trung bình-nhẹ (5.975 ha); nặng (49 ha).

Cây dừa khi bị bọ cánh cứng tấn công, lá sẽ héo khô, cong và rụng dần. Hoa cái bị rụng, búp non bị cháy gây thiệt hại đến quá trình ra hoa đậu quả. Khi quả bị tấn công sẽ bị nứt, ảnh hưởng đến chất lượng. Do đó, nếu không xử lý kịp thời bọ cánh cứng sẽ lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến các vùng trồng dừa tại nhiều địa phương; đặc biệt là các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Đặc điểm nhận biết bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng có tên khoa học Brontispa Longissima (Gestro); thường gây hại chủ yếu trên cây dừa nên một số vùng người dân còn gọi là bọ dừa.

bo-canh-cung-hai-dua-2

Con trưởng thành có kích thước từ 9 – 10 mm, ngang 2 – 2,25 mm, râu dài 2,75 mm.

Chúng trải qua 4 giai đoạn phát triển là trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.

Bọ cánh cứng có tập tính hoạt động về đêm do sợ ánh sáng.

Vòng đời của bọ dừa từ 130 – 135 ngày. Con cái bắt đầu đẻ trứng khi được 2 tuần tuổi và nó có thể đẻ đến 120 trứng trong suốt vòng đời.

>>XEM THÊM: Kỹ thuật chăm sóc cây dừa theo từng giai đoạn

Triệu chứng gây hại của bọ cánh cứng trên các vườn dừa

Trưởng thành và ấu trùng bọ dừa tấn công cả 2 bề mặt của những lá chét non chưa mở; chúng ăn lớp biểu bì làm lá khi nở ra bị héo khô, mất khả năng quang hợp.

Bọ dừa tấn công cây dừa ở tất cả các giai đoạn khác nhau, từ cây con trong vườn ươm đến cây trưởng thành đã cho trái ổn định.

Con trưởng thành gây hại nặng hơn ấu trùng.

Nguyên nhân phát sinh bọ cánh cứng hại dừa

bo-canh-cung-hai-dua-1

Dừa chăm sóc kém làm cho bó lá ngọn lâu mở bung ra.

Qúa trình di chuyển cây giống có chứa bọ dừa.

Biện pháp phòng ngừa bọ cánh cứng hại dừa

Cắt bỏ, tiêu huỷ các lá dừa đã bị bọ cánh cứng tấn công.

Đối với những cây dừa con trong vườn ươm và dừa mới trồng với số lượng ít có thể bắt bọ cánh cứng thủ công.

Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV khi phòng trừ bọ cánh cứng

Ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi các biện pháp phòng trừ khác không hiệu quả. Tuy nhiên đây là biện pháp sử dụng thuốc BVTV rất tốn kém, nguy hiểm, khó tiến hành đồng loạt nên hiệu quả không cao.

Đối với cây dừa con trong vườn ươm, dừa mới trồng: Phun thuốc trừ sâu trực tiếp lên bó lá ngọn, định kỳ 15 – 20 ngày/lần, để phòng ngừa sự xuất hiện của bọ dừa. Có thể sử dụng bất kỳ thuốc trừ sâu nào để phun vì bọ dừa rất mẫn cảm với thuốc.

Hoạt chất BVTV

+ Abamectin

+ Matrine 0.50% + Oxymatrine 0.10%

+ Metarhizium anisopliae

+ Pyrethrins

Khi sử dụng thuốc BVTV, cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng (Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách).

Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun khi trời nắng ráo, khô sương, không phun thuốc khi nhiệt độ và độ ẩm cao.

Phun thuốc BVTV cần đảm bảo thời gian cách ly thích hợp trước khi thu hoạch.

>>>>Xem đầy đủ nội dung Quy trình canh tác kỹ thuật – sâu bệnh hại cây DỪA trên ứng dụng

Biên tập bởi mobiAgri

Đánh giá bài viết

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!