Giá hồ tiêu có lập đỉnh 250.000 đồng/kg?

Giá tiêu hôm nay sẽ còn tăng cao ở mức bao nhiêu? Vì sao giá tiêu trong nước tăng phi mã? Người dân có nên trữ tiêu đợi giá? Cùng mobiAgri giải đáp những thắc mắc được nhiều bà con trồng tiêu quan tâm nhất hiện nay?

Vì sao giá tiêu trong nước tăng sau Tết?

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giá hồ tiêu trong nước liên tục vượt sóng và lập những kỷ lục mới ngoạn mục. Bà con nông dân, thương lái, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thậm chí cả những người làm nông nghiệp lâu nay nhưng không trồng hồ tiêu cũng đếu nôn nóng chờ đợi thông tin mới nhất “Giá tiêu hôm nay bao nhiêu rồi?”. Trên các trang mạng xã hội và hội nhóm nông dân trồng cà phê, hồ tiêu bà con cập nhật giá tiêu hôm nay theo từng giờ.

Cập nhật giá tiêu hôm nay 23/2/2024 tại website mobiagri.vn:

du-bao-gia-tieu-1

Hiện nay, giá tiêu hàng ngày phổ biến trên 90.000 đồng/kg, thậm chí vượt qua ngưỡng 100.000 đồng/kg tại một số địa phương, thị trường hồ tiêu đen đang trên đà bứt phá mạnh. Nguyên nhân chính của sự tăng giá này là do yếu tố cung cầu, khi sản lượng hồ tiêu thấp, trong khi giới đầu cơ trong nước tập trung mua nhiều.

Theo giới chuyên môn, một số lý do chính khiến dự báo giá tiêu tuần tới, dự báo giá hồ tiêu trong nước tháng 3 năm 2024 sẽ tiếp tục tăng là do:

Nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc

Năm 2024, thị trường Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu dự kiến tăng so với năm 2024, đặc biệt là trong bối cảnh du lịch nội địa của nước này phục hồi. Người dân đất nước tỷ dân này có sự ưa chuộng đặc biết với gia vị hồ tiêu. Ngoài ra, do mùa đông 2023-2024 kéo dài, trong khi nhu cầu ăn uống trong các chuyến du lịch tăng càng tạo đà tăng trưởng cho mặt hàng nông sản này.

Dự báo sản lượng hồ tiêu toàn cầu giảm

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2024 dự kiến giảm 1,1%. Đặc biệt Việt Nam đóng góp khoảng 40% nguồn cung hồ tiêu cho toàn cầu nhưng cũng được dự báo sản lượng năm nay giảm 10-15%. Điều này không chỉ là một yếu tố kích thích giá hồ tiêu tăng, mà còn là dấu hiệu cho thấy thị trường có thể đối mặt với áp lực về nguồn cung.

Kinh nghiệm từ các chu kỳ tăng giá trước đây

Việc nhìn lại lịch sử giá hồ tiêu trong nước cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá và dự báo. Từ năm 2001-2006 là chu kỳ giá xuống của thị trường hồ tiêu. Qua giai đoạn chạm đáy này giá hồ tiêu đi lên; năm 2015 giá hồ tiêu trên 250.000 đồng/kg. Từ 2016 trở đi giá tiêu lại bước vào chu kỳ giảm, đặc biệt tháng 4/2020 giá hồ tiêu chạm đáy chỉ còn 34.000 đồng/kg.

Giá hồ tiêu liệu có lập đỉnh 250.000 đồng/kg?

du-bao-gia-tieu-2

Nông dân trồng hồ tiêu thảo luân về giá hồ tiêu.

Với mức giá hồ tiêu như hiện nay trên 100.000 đồng/kg nhiều chuyên gia hồ tiêu trong nước cho rằng, mức giá này nông dân trồng hồ tiêu đã có lãi, nhưng mức lãi chỉ ở mức 30% so với giá trị đầu tư. So sánh về kỹ thuật trồng, cây hồ tiêu khó trồng hơn cà phê, cây sầu riêng tuy cũng “khó tính” nhưng lợi nhuận lại quá hấp dẫn. Với những người mới trồng hoặc ít kinh nghiệm trồng hồ tiêu thì lựa chọn trồng hồ tiêu đòi hỏi phải có sự cân nhắc và chiến lược lâu dài.

Nhiều trường hợp bà con trồng hồ tiêu đã mất trắng sản nghiệp do vườn tiêu chết hàng loạt do bị sâu bệnh, thời tiết thất thường. Nhiều năm qua tại các vùng trồng tiêu nổi tiếng Việt Nam, người dân không mở rộng diện tích trồng tiêu. Sản lượng tiêu mỗi năm lại càng giảm sút.

Một số ý kiến cho rằng để người dân có động lực và niềm tin chuyển sang trồng mới hồ tiêu, giá hồ tiêu phải đạt ở mức 120.000 đồng/kg.

Trong cơn sóng về giá hồ tiêu những tuần gần đây, nhiều người nông dân hồi tưởng về giá tiêu lập đỉnh 250.000 đồng/kg. Liệu trong những ngày tới đây mức giá này sẽ thành hiện thực?

Có nên trữ tiêu đợi giá?

Tại các vùng Tây Nguyên, hiện nay đang bước vào giai đoạn đầu vụ thu hoạch, sản lượng hàng đưa ra thị trường chưa nhiều. Cùng với đó là giới đầu cơ trong nước dự báo giá tiêu năm 2024 sẽ bước vào chu kỳ giá tăng nên họ thu mua một lượng lớn hàng, giá bao nhiêu họ cũng mua, giá tiêu xô, giá tiêu bản lẻ ngày hôm nay tăng cao hơn ngày trước đó vài giá.

Tuy nhiên, sự thật là người dân vẫn cầm cự chờ giá cao hơn. Nông dân trồng tiêu nay đã giàu hơn nên không muốn bán hàng hay vì lý do gì vẫn chần chừ ghim hàng? Thực tế nông dân luôn là người chịu tổn thất lớn nhất, khi mất mùa, thiên tai, vườn tiêu chết hàng loạt ai là người hỗ trợ, giúp đỡ họ? Một sự thật khác phải nhìn nhận đó là những người nông dân trồng được hồ tiêu, có thu nhập như hiện nay cũng đều đang trồng cà phê, sầu riêng hoặc có những nguồn doanh thu khác. Nhờ giá cà phê tăng, giá sầu riêng cao kỷ lục họ mới giữ được vườn tiêu khi giá xuống đáy 34.000 đồng/kg khiến họ thua lỗ, trắng tay. Phân tích điều này để thấy rằng, nông dân trồng hồ tiêu không còn áp lực phải bán hàng ngay so với thời gian trước.

Về mùa vụ thu hoạch hồ tiêu của các nước trên thế giới, hiện nay chỉ có Việt Nam có hàng mới. Việc bán tiêu ở thời điểm nào để có giá tốt nhất, lợi nhuận cao nhất thì bà con cần là người chủ động tham khảo các nguồn thông tin để đưa ra quyết định. Không nên “già néo đứt dây” nhưng cũng không cần thiết phải bán vội vàng.

Thị trường hồ tiêu đang đối diện với những biến động mạnh mẽ từ cung cầu, nhu cầu nhập khẩu và sản lượng toàn cầu. Việc đưa ra quyết định thông minh và cẩn trọng là chìa khóa để tận dụng cơ hội và đối phó với rủi ro trong thời gian tới.

Biên tập bởi mobiAgri

1/5 - (2 votes)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!