thoi-tiet-thang-1-2024-tay-nguyen-3

Dự báo thời tiết tháng 1 năm 2024 tại Tây Nguyên: Chăm sầu riêng khi đỉnh điểm mùa khô

Nhìn chung trong tháng 1 năm 2024, thời tiết Tây nguyên không mưa, ngày nắng 8-10 tiếng/ngày. Đây cũng là giai đoạn đỉnh điểm của mùa khô Tây Nguyên, vậy nhà vườn trồng sầu riêng cần lưu ý gì?

2 tuần đầu tháng 1 năm 2024, thời tiết tại Tây Nguyên thế nào?

thoi-tiet-thang-1-2024-tay-nguyen

Trong nửa đầu tháng 1 năm 2024, từ ngày 1/1/2024 đến 14/1/2024 thời tiết tại Tây Nguyên phổ biến không mưa, ngày có nắng kéo dài 8-10 tiếng/ngày. Đây cũng là thời kỳ đỉnh điểm của mùa khô. Nhiệt độ trung bình từ 19,5-22,5 độ C; vùng núi cao dưới 17 độ C

Ngoài ra trong giai đoạn này cũng có thể có 2-5 ngày mưa dông xảy ra cục bộ ở Lâm Đồng. Lượng mưa của khu vực trong thời kỳ này chỉ từ 2-20mm, cục bộ có nơi trên 20mm.

Thời tiết Tây Nguyên trong 2 tuần cuối tháng 1/2024, giai đoạn từ 15/1-31/1/2024 có gì đặc biệt?

Nửa cuối tháng 1 năm 2024, thời tiết khu vực Tây Nguyên phổ biến không mưa, ngày nắng, thời gian nắng kéo dài 8-10 tiếng/ngày. Đêm và sáng trời rét, vùng núi cao rét đậm. Nhiệt độ trung bình từ 20-23 độ C, vùng núi cao dưới 16 độ C. Lượng mưa dưới 30 mm, cục bộ có nơi trên 30 mm.

thoi-tiet-thang-1-2024-tay-nguyen-2

Chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn ra hoa

Hiện nay, tại một số tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên, cây sầu riêng đang trong giai đoạn ra hoa, xả nhụy và đậu trái rất quan trọng.

Cây sầu riêng muốn phát triển thuận lợi, đòi hỏi phải có thời gian khô hạn (nhiệt độ cao, độ ẩm thấp) để phân hóa mầm hoa.

Yêu cầu thời gian khô hạn kéo dài ít nhất là 10 – 14 ngày cây sầu riêng mới có thể phân hóa mầm hoa. Nếu thời gian khô hạn quá ngắn cây sầu riêng sẽ ra hoa ít hoặc ra hoa rải rác, không đồng loạt dẫn đến khó chăm sóc quả sau này.

Giai đoạn đầu phân hóa mầm hoa, khi hoa mới hình thành chỉ là những chấm nhỏ mọc thành từng cụm ngay tại mầm ngủ của thân, cành. Nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi (mưa, dư nước), cây nhiễm sâu bệnh, thiếu dinh dưỡng thì mầm hoa có thể đi vào trạng thái ngủ, không phát triển thành hoa.

Cây cần rất nhiều dinh dưỡng để tạo cơm, nếu kéo dài thời gian mang quả thì cây dễ bị suy nhược, kiệt quệ, chăm sóc phục hồi sau thu hoạch rất khó khăn, cây dễ phát sinh nấm bệnh, đặc biệt làm nấm Phytopthora. Do vậy, rất cần thiết phải kích thích cho hoa ra đồng loạt, mỗi cây thu hoạch dứt điểm trong khoảng 15 ngày để bảo vệ cây.

Để cây hình thành được mầm hoa, ra hoa đồng loạt, hoa phát triển mạnh, đậu quả và dễ chăm sóc quả sau này. Tùy vào điều kiện cụ thể từng vườn, từng cây một số công việc cần quan tâm như sau:

Điều tiết nước tạo khô hạn để hoa ra đều, tập trung 

Thời kỳ cây sầu riêng phân hóa mầm hoa, sau khi đã xiết nước, cây phân hóa mầm hoa ít hoặc chưa phân hóa mầm hoa, vào thời điểm 12 giờ trưa quan sát cây vẫn phát triển bình thường thì cây có khả năng bị dư nước. Lúc này cần dọn sạch cỏ, rác trong và ngoài tán cây nhằm tạo độ thông thoáng tốt, đất nhanh khô để cây cảm ứng ra hoa.

Nếu đất có hiện tượng khô, cây có biểu hiện héo mà chưa ra mầm hoa thì tưới qua 1 lần nước, tưới nhẹ cho đủ ẩm (lượng nước tưới bằng 1/3 lúc bình thường). Rồi tiếp tục xiết nước tạo khô hạn, chờ cây ra hoa đều, tập trung thì chọn đợt hoa đó.

Tỉa bỏ hết số hoa đã ra trước hoặc sau đó, để mục đích trên cùng 1 cây, thời gian thu hoạch quả không kéo dài quá 15 ngày.

Đồng thời với việc tạo khô hạn, để kích thích ra nhiều bông, đồng loạt thì phải phun NPK 10 – 60 – 10, liều lượng gấp đôi bao bì hướng dẫn, xịt vào vùng mang quả vào sáng sớm (trước 9 giờ sáng) và chiều mát (từ 15 giờ chiều trở đi).

Xịt 2 lần cách nhau 7 ngày, chắc chắn bông sẽ ra nhiều. Khi mầm hoa xuất hiện mà trời mưa thì phun thuốc phòng bệnh khô mầm hoa.

Tưới nước nuôi hoa

Thời điểm tưới

Khi mầm hoa ra sáng đều (dài 3 – 4 cm) trên các vị trí để quả, thì tưới nước trở lại. Không nên tưới sớm (khi mầm hoa vừa nhú mắt cua, nhú chân chim) sẽ có các tác hại sau:

  • Các bông ở đầu cành phát triển mạnh (nơi không khuyến cáo để quả vì dễ bị gãy cành). Còn các mầm hoa ở vùng mang quả bị rơi vào trạng thái ngủ (đui bông) nên sẽ mất sản lượng.
  • Kích thích phát triển lá trên mỗi chùm bông, dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu quả, nuôi quả.

thoi-tiet-thang-1-2024-tay-nguyen

Cây sầu riêng nhú mắt cua

Cách tưới

Tưới xòe đều nước chầm chậm từ bên ngoài tán vào bên trong cho đến khi nước vừa chảy tràn trên mặt đất. Ưu tiên tưới bên dưới tán cây vì nơi đó tập trung rất nhiều rễ tơ hút nước. Nếu xuất hiện trời mưa thì rễ này không thể hút thêm nước nên không xảy ra tình trạng xốc nước gây rụng hoa, quả non.

Lần tưới tiếp theo khi thấy lớp đất mặt bắt đầu khô, khoảng 2 – 5 ngày sau khi tưới, tùy theo loại đất (cát, thịt, sét), không tưới quá nhiều trong 1 lần gây sốc nước.

Vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở, giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kỳ tưới không thay đổi), giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn, đậu quả tốt (bởi vì hạt phấn sẽ chết khi có nhiều nước). Tuy nhiên, khi giảm nước cần theo dõi cẩn thận để tránh hiện tượng héo cây, héo hoa ảnh hướng xấu đến việc đậu quả.

Sau khi đậu quả, tưới tăng dần lượng nước đến mức trở lại bình thường, giúp quả phát triển khỏe, chất lượng cao. Thời điểm, cách tưới nước cho sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu quả rất quan trọng, quyết định đến năng suất vườn sầu riêng.

Biên tập bởi mobiAgri

Nguồn thông tin thời tiết: Weatherplus

2/5 - (4 votes)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!