Giá lúa gạo hôm nay 2/1/2024: Giá lúa khô OM 18 tăng 100 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay (2/1) lúa khô OM 18 ghi nhận tăng nhẹ 100 đồng/kg, lên mức 7.100 đồng/kg tại Bến Tre. Giá gạo chững.

Giá lúa khô, giá lúa tươi hôm nay (2/1)

MobiAgri cập nhật giá lúa gạo mới nhất tại khu vực ĐBSCL như sau:

Tại Hậu Giang, giá lúa khô ST24 tăng nhẹ 100 đồng/kg, lên mức 10.300 đồng/kg; giá lúa OM 5451 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 9.500 đồng/kg. Các loại lúa khô, lúa tươi hiện thương lái thu mua tại ruộng/ vựa ổn định ở mức 8.400 – 9.700 đồng/kg.

Tại Bến Tre, giá lúa khô OM 18 tăng 100 đồng/kg, lên mức 7.100 đồng; các lúa khô còn lại giá thương lái thu mua tại ruộng, vụ thu đông ở huyện Thạch Phú có giá từ 6.300 – 8.400 đồng/kg.

Giá lúa hôm nay tại Hậu Giang

 

Giá lúa hôm nay tại Bến Tre

 

Đơn vị tính: VND/kg

Thị trường giá lúa gạo hôm nay (2/1)

Giá gạo hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang.

Tại Hậu Giang, giá gạo OM 18 và giá gạo Đài Thơm 8 ổn định ở mức 18.500 đồng/kg; giá gạo RVT tiếp tục ở mức 19.200 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ổn định.Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang duy trì ở mức 653 USD/tấn, giảm so với mức 660 – 665 USD/tấn của tuần trước. 

Theo Bộ NN và PTNT, năm 2023, sản lượng lúa cả nước đạt 43,4 triệu/tấn, tăng 1,7% so với năm 2022. Giá trị xuất khẩu gạo đã đạt kỷ lục với 4,78 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm 2022.

Giá gạo hôm nay tại Hậu Giang

Đơn vị tính: VND/kg

Xây dựng thương gạo Việt cần 3 tiêu chí song hành

Để xây dựng thương hiệu gạo Việt cần song hành 3 trục gồm: có sản phẩm, doanh nghiệp tốt; hệ sinh thái tốt; gắn kết thành thương hiệu lớn hướng tới lợi ích chung.

“Xây dựng thương hiệu gạo” là một nhiệm vụ cấp bách trong tái cơ cấu ngành lúa gạo. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 706/QĐ/TTg ngày 21/5/2015 phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Vì vậy, với quyết định này, thương hiệu gạo sẽ được phát triển ở các cấp độ đó là: thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng, địa phương và thương hiệu doanh nghiệp.

Trong đó, đối với phát triển thị trường và thị trường nội địa là: phát triển thị trường phải đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, phải chú ý các phân khúc thị trường gạo đặc sản và chất lượng cao để cạnh tranh với gạo nhập khẩu vì thị phần phân khúc này ngày càng tăng do sự gia tăng thu nhập trên đầu người ở nước ta, đồng thời phát triển phân khúc thị trường gạo chất lượng trung bình để đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp và phân khúc thị trường gạo phục vụ cho chế biến.

Hoàn thiện hệ thống phân phối gạo trong nước; hình thành các trung tâm và các chợ bán buôn các vùng sản xuất lúa trọng điểm và đô thị lớn và chuỗi bán lẻ rộng khắp đến từng địa bàn kể cả địa bàn nông thôn, miền núi.

Tại thị trường xuất khẩu, định hướng thị trường theo các phân khúc chủ yếu gồm: gạo thơm, gạo đặc sản; gạo trắng, hạt dài chất lượng cao; gạo chất lượng trung bình; gạo nếp, gạo đồ và gạo Japonica.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

Tải ngay ứng dựng mobiAgri ngay hôm nay để biết thêm thông tin giá nông sản như: Sầu riêng, cà phê, lúa gạo….

2/5 - (4 votes)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!