Giá lúa gạo hôm nay 30/1/2024: Giảm mạnh giá lúa

Giá lúa gạo hôm nay (30/1) tại khu vực ĐBSCL tiếp tục giảm mạnh. Trong đó, giá lúa tươi và lúa khô đồng loạt giảm từ 300 – 800 đồng/kg; giá gạo tăng.

Giá lúa khô, giá lúa tươi hôm nay (30/1)

mobiAgri cập nhật giá lúa gạo mới nhất tại khu vực ĐBSCL.

Sáng nay, giá lúa tươi và lúa khô tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đồng loạt giảm 300 – 800 đồng/kg, xuống còn 8.000 – 10.400 đồng/kg.

Tại Bến Tre, giá lúa khô OM 6162 bất ngờ giảm 800 đồng/kg, xuống mức 7.000 đồng/kg; trong khi đó các loại lúa khô còn lại tăng nhẹ 100 – 200 đồng/kg, lên 7.300 – 8.700 đồng/kg.

 

Thị trường giá lúa gạo hôm nay (30/1)

Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực ĐBSCL tiếp tục tăng cao.

Tại Sóc Trăng, giá gạo RVT tăng 800 đồng/kg, lên mức 20.000 đồng/kg; giá gạo Đài Thơm 8 tăng 500 đồng/kg; đẩy mức thu mua lên 19.000 đồng/kg; giá gạo OM 18 tăng 300 đồng/kg, lên mức 18.800 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo của Việt Nam tiếp tục đi ngang. Đối với giá gạo 25% tấm ở mức 617 USD/tấn, gạo 5% tấm ở mức 652 USD/tấn.

Bản tin lúa gạo trong tuần vừa qua

Giá lúa gạo trên thị trường thế giới

Trong tuần từ 12-26/01/2024, giá gạo 5% tấm của Thái Lan, Việt Nam giảm và Ấn Độ tăng so với tuần trước.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đạt 664 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn so với tuần trước. Giá giảm do đồng Baht suy yếu.

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ước tính đạt 630 USD/tấn, giảm 23 USD/tấn so với tuần trước. Hoạt động thương mại diễn ra chậm do các thương nhân đang chờ giá giảm thêm.

Tại Pakistan: Theo Cục Thống kê Pakistan, từ tháng 7- 12/2023, quốc gia này đã xuất khẩu 2,6 triệu tấn gạo đạt 1,63 tỷ USD, tăng 48,4% về lượng và tăng 76,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu gạo basmati ước đạt 318.284 tấn, còn lại 2,3 triệu tấn gạo các loại khác. Các thương nhân dự đoán tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Pakistan niên vụ 2023/2024 có thể đạt mức kỷ lục 3,5 tỷ USD. Gạo là loại cây lương thực quan trọng của Pakistan, đóng góp 3,0% vào giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp và 0,6% vào GDP.

Tại Malaysia: Hạn hán nghiêm trọng đã ảnh hưởng tới nhiều khu vực sản xuất lúa gạo quan trọng tại Kedah, Malaysia (khu vực này chiếm 40% sản lượng lúa gạo của Malaysia) kể từ cuối tháng 12/2023. Hạn hán đã kéo dài hai tháng qua khiến nông dân lo ngại về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Nhiều nông dân đã ngừng bón phân và tưới nước để giảm thiểu tổn thất, thậm chí một số người đã ngừng trồng trọt hoàn toàn do nguồn nước cạn kiệt. Tình hình đặc biệt đáng lo ngại ở khu vực Pokok Sena, nơi thời tiết nắng nóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu hại lúa phát triển, đe dọa mùa màng. Các chuyên gia khí hậu cho rằng hạn hán là do hiện tượng El Nino, đặc trưng bởi nhiệt độ đại dương ấm hơn ở Thái Bình Dương và dự kiến sẽ kéo dài trong vài tháng.

Tại Indonesia: Theo Bộ trưởng Bộ Kinh tế Indonesia, quốc gia này sẽ nhập khẩu 3 triệu tấn gạo trong năm nay để bù đắp tình trạng thiếu hụt do hiện tượng thời tiết El Nino gây ra. Trong đó, 2 triệu tấn gạo đang được tiến hành nhập khẩu tại Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog). Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS) ước tính Indonesia sẽ ghi nhận tình trạng thâm hụt gạo trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2024, với tổng thâm hụt là 2,83 triệu tấn. Thâm hụt tháng 1 dự báo lên tới 1,61 triệu tấn, trong khi tháng 2 dự báo là 1,22 triệu tấn.

Giá lúa gạo trong nước

Trong tuần từ 22-26/01/2024, giá lúa khô Jasmine không đổi, IR50404 và OM 6976 tăng so với tuần trước.

Giá lúa khô Jasmine tại một số tỉnh ĐBSCL đạt mức 9.300 đồng/kg, không đổi.

Giá lúa khô IR 50404 tại khu vực ĐBSCL đạt 9.740 đồng/kg, tăng 160 đồng/kg so với tuần trước.

Giá lúa khô OM6976 đạt 10.600 đồng/kg, tăng 125 đồng/kg.

Tình hình sản xuất lúa: Tính đến ngày 15/01/2024, cả nước gieo cấy được 1.821,4 nghìn ha lúa Đông – Xuân, bằng 96,9% cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các địa phương phía Bắc đạt 63,4 nghìn ha, bằng 66,6% do lịch thời vụ năm 2024 muộn hơn so với năm 2023; các địa phương phía Nam đạt 1.757,9 nghìn ha, bằng 98.5%, riêng vùng ĐBSCL đạt 1.427,7 nghìn ha, bằng 99,5%.

Tại Đồng Tháp: Vụ lúa Đông – Xuân 2023/2024, toàn tỉnh đã xuống giống 187.539 ha/189.000 ha. Trong khi đó, có hơn 6.000 ha lúa bị nhiễm sâu bệnh, nhiều nhất là bệnh muỗi hành, rầy nâu, rầy cánh trắng trong giai đoạn lúa hơn 1 tháng tuổi và trên lúa giai đoạn đẻ nhánh-làm đòng, với tỷ lệ bệnh chiếm từ 20-40%.

Tại Bạc Liêu: Cuối năm 2023, giống lúa BL9 được công nhận, Trung tâm Giống nông nghiệp Bạc Liêu đã phối hợp triển khai thực hiện sản xuất trên đất tôm – lúa với diện tích 220 ha thuộc địa bàn 2 huyện  đó là Phước Long và Hồng Dân. Theo đó, Hợp tác xã (HTX) Hòa Phát (huyện Hồng Dân) và HTX Long Hải (huyện Phước Long) được chọn để sản xuất giống lúa BL9 nhằm xây dựng vùng nguyên liệu gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Đây là 2 HTX có nhiều thành viên tham gia sản xuất giống lúa BL9 trong vụ tôm – lúa năm 2023.

Tỉnh Kiên Giang: Kiên Giang được xem là vùng sản xuất lúa lớn ở khu vực miền Tây với sản lượng lúa ước đạt 4,5 triệu tấn/năm. Đặc biệt, để góp phần nâng cao lợi nhuận cho người dân, địa phương đang đẩy mạnh sản xuất lúa theo hướng an toàn.

Nguồn thông tin: Viện chính sách

5/5 - (1 vote)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!