Giá lúa gạo hôm nay (10/1) tăng vọt từ 100 – 2.500 đồng/kg ở Trà Vinh. Trong đó, giá lúa khô OM 5451 được điều chỉnh tăng cao nhất, tới 1.600 đồng/kg, lên mức 10.300 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu tăng mạnh 2.500 đồng/kg, lên mức 17.500 đồng/kg.
Nội dung bài viết
Giá lúa tươi, lúa khô hôm nay (10/1)
mobiAgri cập nhật giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL như sau:
Ở Trà Vinh, giá lúa khô OM 5451 tăng 1.600 đồng/kg, lên mức 10.300 đồng/kg; giá lúa khô OM 4900 và lúa khô hạt dài tăng 1.500 đồng/kg, đẩy mức thu mua lên 10.100 – 10.400 đồng/kg; giá lúa khô IR 50404 tăng 1.300 đồng/kg/ lên mức 10.000 đồng/kg.
Ở Sóc Trăng, giá lúa biến động mạnh. Giá lúa khô Đài Thơm 8 được thương lái thu mua tại ruộng tăng cao 1.400 đồng/kg, lên mức 11.050 đồng/kg; giá lúa khô ST25 tăng 1.000 đồng/kg, lên mức 11.100 đồng/kg; giá lúa khô OM 18 tăng 400 đồng/kg, đẩy mức thu mua lên 11.050 đồng/kg; giá lúa OM 5451 tăng 300 đồng/kg, lên mức 10.800 đồng/kg. Trong khi đó, giá lúa khô RVT 50404 và lúa khô ST24 duy trì ổn định 12.100 – 10.200 đồng/kg.
Giá lúa tươi OM 5451, lúa tươi OM 18 và lúa tươi Đài thơm 8 tăng nhẹ 100 đồng/kg, đẩy mức thu mua lên 9.700 – 9.950 đồng/kg.
Ở Tiền Giang, giá lúa tươi giảm 200 đồng/kg, xuống mức 8.800 đồng/kg. Tương tự, giá lúa khô IR 50404 giảm 200 đồng/kg, xuống còn 9.000 đồng/kg; giá lúa khô OM 380 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 8.900 đồng/kg; giá lúa khô OM 18 và lúa khô Jasmine vàng đi ngang ở mức 9.600 đồng/kg.
Thị trường giá lúa gạo hôm nay (10/1)
Giá gạo hôm nay tại thị trường trong nước tăng cao ở Trà Vinh.
Tại Sóc Trăng, giá gạo không ghi nhận thay đổi so với phiên giao dịch gần nhất 16.000 – 33.000 đồng/kg.
Tại Trà Vinh, giá gạo nguyên liệu 5% tấm và gạo nguyên liệu (lức) IR50404 tăng vọt 2.500 đồng/kg, được thương lái thu mua 14.500 – 17.500 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu 15% tấm và gạo nguyên liệu 25% tấm tăng 2.000 đồng/kg, đẩy mức thu mua lên 15.000 – 16.000 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu (lức) hạt dài tăng 1.500 đồng/kg, lên mức 14.500 đồng/kg.
Tại Tiền Giang, giá gạo biến động nhẹ. Giá gạo nếp Sáp và gạo SaRi hạt nhỏ tăng 200 đồng/kg, lên 16.200 – 20.200 đồng/kg; giá gạo 108 tăng nhẹ 100 đồng/kg, lên mức 14.800 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu L1 và gạo nguyên liệu L2 (lức), gạo xuất khẩu 10% tấm ổn định từ 10.400 – 15.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, giá gạo lúc đỏ (Huyết Rồng Thái) giảm 200 đồng/kg, xuống mức 22.500 đồng/kg; giá gạo T 164 và gạo xuất khẩu 5% tấm giảm 100 đồng/kg, xuống còn 14.600 – 15.500 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đi ngang. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam duy trì ở mức 653 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 633 USD/tấn.
Giá gạo Việt Nam giá cao hơn Thái Lan không phải ăn may
Năm 2023 được coi là mùa bội thu của ngành gạo khi xuất khẩu của Việt Nam tăng cả về lượng và giá. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy xuất khẩu gạo năm 2023 đạt 8,3 triệu tấn, tương đương 4,8 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng gần 40% về giá trị so với năm 2022. Đây cũng là kết quả tốt nhất của ngành gạo nước ta từ trước đến nay sau 34 năm tham gia vào thị trường toàn cầu.
Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An. (Ảnh: Người Lao động)
Tại buổi tọa đàm “Giải pháp đường dài cho xuất khẩu gạo”, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An khẳng định kết quả xuất khẩu gạo năm 2023 đã tốt, trong năm 2024 có thể sẽ tốt hơn khi các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội thị trường, nhu cầu tiêu thụ gạo vẫn rất lớn.
Ông Phạm Thái Bình cho rằng “Trong bối cảnh thế giới đang thiếu gạo, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhưng ít hơn, chúng ta vẫn có thể tăng sản xuất. Đây không chỉ là cơ hội trời cho, mà cả sức mạnh nội tại.
Giá gạo Việt Nam giá cao hơn Thái Lan không phải ăn may mà có sự đầu tư thật sự. Việt Nam hơn hẳn Thái Lan về bộ giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao”.
Nguồn thông tin giá: Viện chính sách