Giá tiêu hôm nay (11/3) tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu ở mức cao nhất 95.500 đồng/kg, được ghi nhận tại Đắk Lắk.
Nội dung bài viết
Giá tiêu hôm nay ở trong nước (11/3)
Khảo sát, giá tiêu hôm nay trong phiên giao dịch đầu tuần tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, tại các tỉnh thu mua trọng điểm.
Tại Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay tăng 1.500 đồng/kg, lên mức 95.500 đồng/kg.
Đắk Nông, giá tiêu hôm nay quay đầu giảm 500 đồng/kg, xuống còn 94.500 đồng/kg.
Tại Gia Lai và Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ổn định ở mức 92.500 đồng/kg.
Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay giữ mức 94.500 đồng/kg.
Tại Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua, đẩy mức thu mua lên 95.000 đồng/kg.
Giá tiêu trực tuyến hôm nay (11/3)
Cập nhật giá tiêu trên thế giới theo Hiệp hội tiêu Quốc tế, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu Indonesia; giá tiêu Brazil và giá tiêu Malaysia không ghi nhận thay đổi. Cụ thể:
Giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giữ mức 3.992 USD/tấn.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 không đổi ở mức 4.400 USD/tấn; giá tiêu đen Malaysia ASTA ở mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok ở mức 6.179 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA không đổi 7.300 USD/tấn.
Chuyên gia nhận định, tuần này thị trường giá tiêu đang trong chu kỳ tăng giá. Trong thời gian này, giá tiêu sẽ trải qua các giai đoạn điều chỉnh xuống trước khi tiếp tục tăng.
Khi giá tiêu đạt đến mức độ bão hòa, tất cả các bên tham gia thị trường đều hài lòng và điều này dẫn đến điều chỉnh giá. Ngoài ra, có một số yếu tố xuất hiện để đẩy thị trường xuống, như lực bán mạnh tại đỉnh, việc tung hàng ra thị trường để kiềm chế giá, hoặc các đại lý mua bán nhằm mục đích lướt sóng.
Theo chuyên gia, chênh lệch giữa cung và cầu là nguyên nhân chính khiến giá tiêu tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới. Cung cấp tiêu từ Việt Nam và các quốc gia lớn trên thế giới đều giảm, gây ra tình trạng thiếu hụt trên thị trường toàn cầu.
Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu khoảng 600.000 – 700.000 tấn mỗi năm. Châu Á, vùng tiêu thụ lớn nhất thế giới, tiêu thụ 400.000 tấn, trong đó có một nửa là nhập khẩu và một nửa tự sản xuất. Châu Mỹ tiêu thụ 110.000 tấn, với 90.000 tấn được nhập khẩu từ các quốc gia khác, trong khi châu Âu gần như hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, sản lượng hồ tiêu trên toàn thế giới dự kiến sẽ giảm khoảng 2% trong năm 2024. Dự đoán cho thị trường Việt Nam, sản lượng hồ tiêu có thể giảm xuống khoảng 170.000 tấn, mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn có thể đạt khoảng 240.000 tấn.
Trong nước, tâm lý giữ hàng của nông dân đang mạnh hơn so với các năm trước, do tình hình kinh tế đang khả quan hơn nên họ không bán hàng vội vàng ngay sau khi thu hoạch mà thường giữ lại chờ đợi giá tốt hơn.
Nguồn thông tin giá: Viện chính sách