Hướng dẫn cách trồng ớt tại nhà từ A đến Z

Ớt là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình Việt. Không chỉ giúp món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn, ớt còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch,… Hiện nay, nhiều gia đình đang có xu hướng trồng ớt tại nhà, bởi loài cây này rất dễ trồng và đảm bảo ớt sạch, không hóa chất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết cách trồng ớt thế nào để đạt được hiệu quả và năng suất cao. Hãy cùng mobiAgri tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Thời vụ gieo trồng ớt

Miền núi, trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ

Vụ Thu Đông: Gieo vào tháng 7 – 8, trồng tháng 8 – 9. Gieo trồng trong vụ sớm phải làm luống cao, thoát nước tốt, che cho vườn ươm.

Vụ Đông Xuân: Gieo vào tháng 8 – 9, trồng tháng 9 – 10. Gieo trồng trong vụ sớm phải làm luống cao, thoát nước tốt, che cho vườn ươm.

Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 11, trồng tháng 12 – 1 năm sau. Ở miền núi phía Bắc không nên gieo trồng vụ này vì lúc ra hoa, đậu quả thường gặp nhiệt độ thấp.

Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ

Ớt có thể trồng quanh năm, tuy nhiên, trong sản xuất thường canh tác ớt vào các thời vụ sau:

Vụ sớm: Gieo tháng 8 – 9, trồng tháng 9 – 10, bắt đầu thu hoạch tháng 12 – 1 và kéo dài đến tháng 4 – 5 năm sau.

Vụ chính (Đông Xuân): Gieo tháng 10 – 11, trồng tháng 11 – 12, bắt đầu thu hoạch tháng 2 – 3. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh.

Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4 – 5, trồng tháng 5 – 6, thu hoạch 8 – 9. Mùa này cần trồng trên đất thoát nước tốt để tránh úng ngập và chọn giống kháng bệnh thán thư.

Cách trồng ớt đơn giản đúng kỹ thuật

Cách trồng ớt bằng hạt

1. Hạt giống

Chọn mua hạt giống ớt tại các cửa bán giống hàng uy tín. Một số giống ớt phổ biến được ưa chuộng như ớt chuông, ớt hiểm, ớt xiêm xanh, ớt Đà Lạt,… Mỗi giống ớt sẽ có hương vị và độ cay khác nhau, bạn nên lựa chọn giống ớt phù hợp với sở thích và nhu cầu sử dụng của gia đình.

2. Đất trồng

Sử dụng đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Có thể trộn thêm phân chuồng hoai mục, xơ dừa, tro trấu để tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng cho đất.

Hoặc bạn có thể mua đất trồng sẵn tại các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hay tự trộn đất theo tỷ lệ 70% đất thịt, 30% phân chuồng hoai mục và xơ dừa.

3. Dụng cụ

Khay gieo hạt, chậu trồng, bình tưới nước, cuốc, xẻng,…

Gieo hạt

1. Ngâm hạt giống

Ngâm hạt giống ớt trong nước ấm khoảng 2-3 tiếng trước khi gieo. Nước ấm giúp kích thích hạt nảy mầm nhanh và đều hơn.

2. Gieo hạt

Cho đất vào khay gieo hoặc chậu trồng, san phẳng mặt đất.

Gieo hạt ớt lên mặt đất, cách nhau khoảng 2-3 cm.

Phủ một lớp đất mỏng lên trên hạt và tưới nước nhẹ nhàng.

Đặt khay gieo hoặc chậu trồng ở nơi ấm áp, có ánh sáng mặt trời.

Chăm sóc ớt

1.Tưới nước

Tưới nước thường xuyên cho cây, giữ cho đất ẩm nhưng không bị úng. Nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Tần suất tưới nước sẽ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất. Trung bình, bạn nên tưới nước cho cây ớt 2 lần/ngày vào mùa nắng và 1 lần/ngày vào mùa mưa.

2.Bón phân

Bón phân cho cây định kỳ 2-3 tuần/lần bằng phân hữu cơ hoặc phân NPK. Bón phân giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển tốt và cho năng suất cao.

3.Tỉa nhánh và làm giàn

Tỉa nhánh

Thường xuyên tỉa bỏ lá già ở gốc, lá bị bệnh và những cành không có quả.

Làm giàn

Khi cây cao 30 – 40cm cần làm giàn để nâng đỡ cây.

Nguyên liệu: dùng cọc bằng gỗ, tre hoặc cây sặt, thân cây trúc, nứa tép…

Kích cỡ cọc làm giàn: Chiều dài cọc khoảng 1m, cây chắc không bị gãy, dập

Cách làm: Cây ớt mang nhiều quả gặp gió mạnh dễ đổ ngã, nên cắm cọc (cây le dài khoảng 1m) để chống đỡ, mỗi cây ớt cắm một cây cọc hoặc mỗi cọc cách nhau 1,5 – 2m, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây nilon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang quả, hạn chế cành bị gãy sai nhiều quả nặng.

Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra cây ớt để phát hiện và kịp thời phòng trừ sâu bệnh. Một số loại sâu bệnh hại ớt phổ biến như nhện trắng, nhện đỏ, rầy mềm, phấn trắng, sâu đục quả…

Thu hoạch

Ớt có thể thu hoạch sau 60-70 ngày trồng.

Nên thu hoạch ớt vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát khi quả đã chín đều.

Cắt ớt bằng dao sắc để tránh làm gãy cành.

Hy vọng bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về cách trồng ớt. Trồng ớt tại nhà không quá khó, chỉ cần kiên trì và chăm sóc đúng cách, bạn sẽ có được những trái ớt tươi ngon, an toàn cho sức khỏe để sử dụng cho gia đình.

Biên tập bởi mobiAgri

1/5 - (3 votes)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!